Biểu hiện ung thư lưỡi dễ bị nhầm với nhiệt miệng
Cách đơn giản chữa nhiệt miệng nhanh
Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian
Người già bị nhiệt miệng phải làm sao?
Con bị tay chân miệng, bố mẹ chữa nhiệt miệng
Người nghiện thuốc lá và rượu dễ bị ung thư lưỡi
Trước đây, ung thư lưỡi thường gặp ở người lớn tuổi nhưng những năm gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ở tuổi trung niên nhiều hơn. Chỉ riêng năm 2014, tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có hơn 80 người dưới 40 tuổi mắc bệnh ung thư lưỡi. Có tới hơn 70% số bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi là nam giới.
Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư lưỡi là do nghiện thuốc lá và nghiện rượu. Thống kê cho thấy nếu một người hút thuốc lá từ một gói trở lên mỗi ngày có nguy cơ ung thư lưỡi gấp 10 lần so với người không hút. Người uống trên 100ml rượu mỗi ngày thì nguy cơ bị ung thư lưỡi tăng gấp năm lần so với người không uống rượu. Phần lớn người mắc bệnh ung thư lưỡi điều trị tại Bệnh viện Ung bướu thành phố là nam giới hút thuốc và uống rượu lâu năm.
Một nguyên nhân thường gặp khác của ung thư lưỡi là việc vệ sinh răng miệng kém. Những chất cặn bã từ thức ăn tích tụ, lắng đọng trong vùng miệng, lâu ngày sẽ tác động vào bề mặt niêm mạc lưỡi và gây bệnh.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng ghi nhận virút HPV, loại virút gây bệnh ung thư cổ tử cung, cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư lưỡi.
>> Ung thư dạ dày không phải bệnh “trời kêu ai nấy dạ”
Hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi đều đến gặp bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, trong đó 90% bệnh nhân ung thư lưỡi được phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn.
Trong giai đoạn đầu, ung thư lưỡi chỉ có một số biểu hiện nhỏ trong các mô của lưỡi như vết lở loét nhỏ, hơi đau, các dấu hiệu này rất dễ nhầm với nhiệt miệng nên bệnh nhân hay chủ quan, thường mua thuốc tự điều trị hoặc dễ bỏ qua. Về sau, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện mảng trắng bám chắc vào bề mặt và ngày càng lan rộng.
Ở giai đoạn đầu lưỡi có thể có một điểm nổi phồng lên và bị thay đổi màu sắc hoặc bị xơ hóa và xuất hiện nhiều vết loét nhỏ. Đôi khi, lưỡi bị tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có thể có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường không thể ăn uống nổi do cảm thấy đau đớn dữ dội, tổn thương sùi loét trong lưỡi dễ chảy máu. Lúc này, tế bào ung thư có thể di căn nhiều nơi trong cơ thể, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Việc điều trị có thể để lại biến chứng
Hầu hết những trường hợp ung thư lưỡi đến bệnh viện khi đã trễ. Lúc đó, ung thư đã ăn lan khắp lưỡi, bệnh nhân khó ăn, khó nói, khó nuốt, hạch cổ di căn to, đau và không còn cơ hội được phẫu thuật.
Tùy vào giai đoạn phát hiện bệnh, phương tiện điều trị có thể thay đổi. Phẫu thuật cắt bỏ u thường là phương pháp ưu tiên nếu phát hiện ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm.
Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi thường được điều trị bằng cách phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ lưỡi nhưng việc điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bệnh nhân.
Hiện nay, các bác sĩ có thể phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi, phục hồi chức năng nói, nuốt cho người bệnh. Đây là bước đột phá đem lại nhiều hy vọng cho người bệnh. Nhưng dù là phương pháp nào, cũng là những can thiệp rất nặng nề, có thể để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Do vậy, dự phòng và phát hiện bệnh sớm để có thể can thiệp kịp thời là yêu cầu lý tưởng cho từng cá nhân người bệnh.
>> 5 cách phòng ngừa cơn đau tim lần hai
Chính vì vậy, chúng ta nên có ý thức phòng ngừa ung thư lưỡi bằng cách không hút thuốc lá, không uống rượu, vệ sinh răng miệng tốt, đi khám răng miệng định kỳ để được lấy vôi răng, cao răng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ tránh không cho các ổ vi khuẩn có cơ hội phát triển và làm tổn thương lưỡi.
Ngoài việc đánh răng, chúng ta cũng nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và dùng miếng gạc để làm sạch lưỡi mỗi ngày. Hút thuốc lá chủ động hay bị động cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm, không chỉ có bệnh ung thư lưỡi.
Khi được khám răng định kỳ, nha sĩ có thể phát hiện những tổn thương tiền ung thư để được điều trị sớm, hiệu quả. Ngoài ra nên ăn uống đầy đủ, hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết một số loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả mà chúng ta nên ăn nhiều, bao gồm: các loại rau có màu xanh đậm, rau cải, các loại đậu (nhất là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành), tỏi, trà xanh và cà chua…
Bình luận của bạn