- Chuyên đề:
- Viêm họng
Lắng nghe kỹ tiếng ho để bắt bệnh đường hô hấp cho con
Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?
Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus
Nguy cơ lây lan virus gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Chữa ho khan cho trẻ không cần thuốc kháng sinh
Ho là một phản xạ để loại bỏ các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp ra ngoài. Chính vì vậy, ho cũng có thể được coi là cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Trong nhiều trường hợp, ho kéo dài nhiều ngày, dù cơn ho ngắn hay dài cũng đều gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí làm người bệnh kiệt sức, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ.
Lưu ý là, ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh và có rất nhiều loại ho, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà đặt tên:
Ho khan: Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm hoặc chất nhầy, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Càng ho người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do khi ho cơ hoành bị co thắt, đẩy lên hạ xuống nhiều lần liên tiếp. Ho khan thường do triệu chứng của viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang hoặc sau phơi nhiễm với một tác nhân kích ứng đường hô hấp. Một nguyên nhân phổ biến khác của ho khan mạn tính là: Hen phế quản, dị ứng, hút thuốc lá, hội chứng chảy mũi sau, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản…
Ho có đờm: Bình thường, trẻ không ho ra đờm, nếu có thì phần nhiều được ho khạc ra vào buổi sáng. Đờm của trẻ khỏe mạnh thường ít, trong, bóng nhẫy. Nếu đường hô hấp bị viêm, đờm ra nhiều, sánh và đặc. Ho có đờm nếu không chữa trị để kéo dài có thể dẫn tới đau rát cổ, đau đầu, viêm tai giữa, đau tức ngực,… báo hiệu viêm phế quản, bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ)…
Ho và khó thở: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim thường có triệu chứng ho và khó thở, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong…
Ho dai dẳng: Ho dai dẳng là tình trạng ho kéo dài khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn. Ho có thể là ho khan hoặc ho ra đờm. Đây là một triệu chứng được gây ra bởi nguyên nhân khác nhau, như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc, nhiễm trùng, ung thư phổi, ho gà, ho lao và chỉ có một ít trong số đó là ung thư phổi. Ho trong các trường hợp này thường về đêm, nhất là mùa lạnh.
Ho thành cơn: Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn như ho gà, kèm chảy nước mắt, mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vaccine bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho trẻ mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi dẫn tới kiệt sức, mất ngủ…
Ho ra máu: Là tình trạng ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo, có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đó có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, giãn phế quản hoặc ung thư phổi. Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Thông thường, 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển.
Vì thành họng của trẻ rất nhạy cảm cộng với tình trạng tiết dịch nhiều nên ho thường là một triệu chứng gần như là có mặt 100% trong các bệnh đường hô hấp. Ho là biểu hiện đầu tiên nhưng cũng là biểu hiện cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Thông thường, ho có lợi, nhưng nếu không kiểm soát tốt, ho lại làm cho trẻ mệt mỏi, mất ngủ, nôn trớ… Trẻ ho trên 5 ngày phải đưa đi khám bác sỹ ngay, không được tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ho nà chưa có sự tư vấn của bác sỹ.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn