Iod quan trọng với trẻ em như thế nào?

Iod góp phần phát triển trí não ở trẻ nhỏ

9 dấu hiệu nhận biết bạn bị thiếu iod

Bà bầu thiếu iod ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?

Thiếu iod có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Làm thế nào để biết có bị thiếu iod hay không?

Nghiên cứu trên 184 trẻ em từ 10 – 13 tuổi bị thiếu iod nhẹ cho thấy, những em bé được cung cấp 150mcg iod mỗi ngày đã có sự cải thiện đáng kể về trí não so với những trẻ không được bổ sung đầy đủ iod.

Iod quan trọng với trẻ em như thế nào?

- Iod không chỉ quan trọng đối với hoạt động của hormone tuyến giáp mà còn giúp phát triển trí não ở trẻ nhỏ.

- Iod giúp điều chỉnh cân nặng và sự phát triển của cơ thể, giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách phát triển hệ bạch huyết.

- Bảo vệ các tế bào cơ thể của chúng ta khỏi brôm, clo, flo – những chất có thể gây ung thư khi ở nồng độ cao. Thông thường, các chất ô nhiễm, thuốc trừ sâu và kim loại nặng cạnh tranh với các thụ thể iod trong cơ thể chúng ta. Nếu nồng độ iod trong thấp thì cơ thể sẽ chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe.

Bổ sung đầy đủ iod giúp trí não trẻ phát triển tốt

Trẻ em thiếu iod gây hại gì?

Thiếu iod dẫn tới hormone tuyến giáp thấp, từ đó gây ra tình trạng bướu cổ hoặc suy giáp. Ở mỗi nhóm tuổi khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu iod khác nhau. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, nồng độ iod thấp có thể dẫn đến:

- Suy giảm chức năng não

- Trì hoãn sự phát triển thể chất

- Bệnh cường giáp do thiếu iod gây ra. 

Trẻ thiếu iod có thể mắc bệnh cường giáp, bướu cổ...

Triệu chứng thiếu iod ở trẻ em

Một vài triệu chứng thiếu iod ở trẻ em như: Táo bón, da khô, bướu cổ, mệt mỏi, uể oải, rụng tóc… Từ đó dẫn tới học tập kém đi, khó tập trung khi học tập hay làm bất cứ việc gì. 

Biện pháp ngăn ngừa thiếu iod ở trẻ

- Những trẻ em không ăn nhiều các loại hải sản như cá, tôm hay các thực phẩm giàu iod khác thì trẻ có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn thiếu iod.

- Hạn chế cho trẻ ăn nướng, bởi đồ nướng có hàm lượng carbohydrate cao, có khả năng gây tăng bromide – chất làm giảm nồng độ iod trong cơ thể.

- Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 20microgam iod cho trẻ.

Ngoài việc dùng muối iod, bạn có thể bổ sung từ một số thực phẩm như: Đậu, ngũ cốc, bánh mỳ, phô mai, sữa bò, trứng, cá, thịt, thịt gà, các loại hải sản, các loại động vật có vỏ, quả dâu tây, sữa chua…

An Thu H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ