9 dấu hiệu nhận biết bạn bị thiếu iod

Cơ thể không thể tự sản xuất được iod nên việc bổ sung khoáng chất này là vô cùng cần thiết

Bà bầu thiếu iod ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?

Thiếu iod có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Làm thế nào để biết có bị thiếu iod hay không?

Thiếu iod gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Iod là một khoáng chất thiết yếu, nó có vai trò điều chỉnh các hormone tuyến giáp quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất. Cơ thể không thể tự sản xuất được iod nên việc bổ sung khoáng chất này là vô cùng cần thiết.

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, người trưởng thành cần khoảng 150mcg iod mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần nhiều hơn, 220mcg và với Phụ nữ cho con bú thì cần tới 290mcg iod mỗi ngày.

Bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản

Thiếu iod có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản

Iod có thể được tìm thấy trong tất cả các mô trong cơ thể. Chức năng quan trọng nhất của nó là điều tiết các hormone tuyến giáp thyroxine và triiodothyrine. Thiếu iod có thể dẫn đến bệnh suy giáp, các triệu chứng của bệnh bao gồm mệt mỏi, táo bón, tăng cân…

Da khô, nhạy cảm với thời tiết lạnh hơn

Các dấu hiệu khác của suy giáp bao gồm da khô, yếu cơ, nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh. Phụ nữ có nguy cơ bị suy giáp cao gấp 8 lần nam giới, họ có thể phát triển bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh.

Giảm năng suất làm việc

Ở người lớn, việc thiếu iod có thể làm suy giảm, kiệt quệ tinh thần và giảm năng suất làm việc. Ở các nước đang phát triển, hay thậm chí là nước phát triển như Mỹ, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng này, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú. Chế độ ăn thiếu iod có thể là lý do chính trong hầu hết các trường hợp.

Bướu cổ

Bướu cổ là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng thiếu iod

Bướu cổ là sự phình lớn của tuyến giáp và là một dấu hiệu rõ ràng cảnh báo tình trạng thiếu iod. Thường bướu xuất hiện ở phía trước cổ. Chế độ ăn chủ yếu gồm thực phẩm chế biến, không có muối iod bổ sung có thể khiến bệnh nhân không có đủ lượng iod cần thiết mỗi ngày.

Nghẹn cổ khi nằm

Bướu cổ có thể khiến bạn khó thở và khó nuốt. Khi nằm xuống, bạn có thể cảm thấy như bị nghẹn ở cổ.

Nồng độ iod trong nước tiểu thấp

Iod có thể được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Các bác sỹ hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng thiếu hay đủ iod của bạn.

Sảy thai hoặc thai chết lưu

Khi mang thai, cơ thể cần các hormone tuyến giáp. Phụ nữ mang thai bị thiếu iod nghiêm trọng có nguy cơ cao bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Trẻ em bị suy nhược thần kinh

Thiếu iod có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Thiếu iod trong thai kỳ có thể làm suy yếu sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, có thể dẫn đến tổn thương não, thậm chí chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, trẻ em không ăn đủ iod có thể bị hạn chế sự phát triển não bộ và ảnh hưởng xấu đến trí thông minh.

Con bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Mẹ thiếu iod khi mang thai có thể làm chậm sự phát triển và gây ra một số vấn đề cho trẻ. Thiếu iod khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở con.

Trịnh Tây H+ (Theo Reader's Digest)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết