Bổ sung prebiotics để ngăn chặn căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn

Làm thế nào để ngủ ngon hơn do stress hay căng thẳng?

Bảo vệ đường ruột bằng prebiotics

13 sai lầm ngay từ khi thức giấc khiến ngày dài tồi tệ hơn

Người già bị sỏi mật có nên phẫu thuật hay không?

Mất ngủ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ hen suyễn

Tác giả nghiên cứu Robert Thompson tới từ Khoa Sinh lý học hợp nhất tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) và các đồng nghiệp đã khẳng định như vậy trên Tạp chí Frontiers Behavioral Neuroscience.

Trước giờ phần lớn các chuyên gia sức khỏe đều khuyến cáo mỗi người nên ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm để hưởng được những lợi ích cho sức khỏe thể chất cũng như tâm thần. Tuy nhiên, trên thực tế, cứ 3 người thì có 1 người không ngủ đủ giờ giấc khuyến nghị.

Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ, căng thẳng là “thủ phạm” chủ yếu dẫn tới suy giảm chất lượng giấc ngủ. Khoảng 47% người Mỹ trưởng thành thừa nhận bị thiếu ngủ do căng thẳng và 21% cho hay chất lượng giấc ngủ kém làm mức độ căng thẳng của họ thêm trầm trọng. Một số nghiên cứu trước đây đã khẳng định căng thẳng có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và can thiệp vào chu kỳ ngủ-thức. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của Robert Thompson đã tiến hành thí nghiệm xem liệu rằng prebiotics có thể

Theo đó, những con chuột đực tham gia thí nghiệm được cho tiêu thụ 1 trong 2 chế độ ăn trong vòng 4 tuần: Một chế độ ăn uống bổ sung prebiotics hoặc một chế độ ăn uống tiêu chuẩn.

Phân tích các mẫu phân từ vật thí nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy rằng những con chuột tiêu thụ chế độ ăn uống giàu prebiotics có sự gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột - bao gồm Lactobacillus rhamnosus (loại hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch) nhiều hơn so với những con chuột còn lại. Sau khi sử dụng điện não đồ để đo chu kỳ ngủ - thức của chuột, các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột tiêu thụ chế độ ăn giàu prebiotics cũng đã có nhiều giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM - giai đoạn giấc ngủ phục hồi).

“Chúng tôi cho rằng giấc ngủ NREM và dinh dưỡng thích hợp - ở đây chính là chế độ ăn uống giàu prebiotics có thể giúp cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy tối ưu chức năng não và sức khỏe tâm thần”, Robert Thompson cho hay.

Khi cả 2 nhóm chuột được cho tiếp xúc với stress cấp tính, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những con chuột được cho ăn prebiotics có giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM - giai đoạn não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ) hơn những con chuột còn lại. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng REM là giai đoạn ngủ giúp cơ thể phục hồi tốt hơn từ căng thẳng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột tiêu thụ nhiều prebiotics có ít khả năng xuất hiện nhiệt độ cơ thể bất thường - hiện tượng có thể phát sinh do sự thay đổi bởi stress và vi khuẩn đường ruột.

Trong khi nghiên cứu sâu để xác định rõ hơn cách prebiotics ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, các nhà nghiên cứu khẳng định, một chế độ ăn uống giàu prebiotics không chỉ có lợi cho hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức trước và sau khi căng thẳng.

Prebiotics là gì?

Prebiotics có thành phần chủ yếu oligosaccharides (carbohydrate có cấu trúc phân tử trung bình) là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho probiotics trong hệ thống tiêu hóa của con người. Nó là chất xơ hòa tan, không bị tiêu hóa trong ruột non, có nhiều trong các thực phẩm như: Rễ rau diếp xoăn, cần tây, măng tây, mật ong, hành, atisô, cám lúa mì, chuối, tỏi...

Có nhiều loại prebiotics nhưng có 2 loại chính được nghiên cứu nhiều nhất là Galacto-Oligosaccharides (GOS - nguồn gốc từ động vật) và Fructo-oligosaccharides (FOS - nguồn gốc từ thực vật).

Để có được một giấc ngủ thật chất lượng, hãy lưu ý những điều sau: Không hút thuốc lá; Tránh hoạt động nhiều về trí não và thể chất ngay trước giờ đi ngủ; Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ; Không lạm dụng thuốc ngủ; Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thành phần tự nhiên như Nữ lang, Bình vôi, Trinh nữ, Lá sen...

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng Goldream

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất