Các dạng thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện với các triệu chứng khác nhau

Ca mổ đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Lưu ý khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể: Thủ phạm nguy hiểm gây mù lòa

Mẹo chăm sóc mắt cho dân văn phòng trong mùa đông

Khi nào nghi ngờ bị đục thủy tinh thể

Nếu bạn nhìn thấy mọi vật ngày càng mờ, nhòe đi, hoặc tối hơn, không còn sáng rõ và màu sắc như xưa thì có khả năng bạn đã bị đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai mắt. Nhiều người bị đục thủy tinh thể thường cảm thấy như mình đang nhìn mọi vật qua tấm kính chắn gió của chiếc xe hơi bị bẩn.

Do quá trình đục thủy tinh thể diễn tiến khá chậm nên giai đoạn đầu có thể bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào về thị giác. Tuy nhiên khi đã bước vào giai đoạn tiến triển thì các sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng. Lúc đó, bạn cần được khám mắt toàn diện bởi một bác sỹ nhãn khoa để xác định nguyên nhân gây giảm thị lực là do đục thủy tinh thể hay do một nguyên nhân nào khác. 

Đục thủy tinh thể có mấy loại?

Đục thủy tinh thể có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng, đục mới bắt đầu hoặc đục tiến triển. Thủy tinh thể đục hoàn toàn gọi là đục chín. Đục chín thường có màu trắng xóa.

Đục nhân: Đây là dạng thường gặp nhất, liên quan đến sự lão hóa. Chất nhân trong thể thủy tinh dần đặc lại và đục hơn, điều này làm thay đổi độ hội tụ của mắt, khiến chúng ta nhìn gần rõ hơn nhìn xa (cận thị giả). Cận thị giả làm tăng khả năng nhìn gần, giúp chúng ta đọc sách báo không cần mang kính. Theo thời gian nhân thủy tinh thể đục hơn, trắng xóa, dần ố vàng và chuyển qua màu nâu đen, chúng ta sẽ không còn phân biệt được hình ảnh kể cả nhìn xa và gần.

Đục vỏ: Dạng đục này ngăn cản đường đi của ánh sáng vào võng mạc, gây ra hiện tượng lóa mắt, và làm giảm độ tương phản; Đục vỏ ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn gần vã nhìn xa. Đục vỏ thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đục dưới bao: Đục dưới bao tác động lên cực sau của thủy tinh thể, và thường tiến triển nhanh hơn các dạng đục khác, ảnh hưởng cả thị giác nhìn xa và gần. Đục dưới bao nằm trên trục thị giác, ánh sáng đi vào võng mạc bị tán xạ khiến cho bệnh nhân bị chói khi ra nắng, nhìn rõ hơn khi vào trong bóng mát và buổi chiều tối hoặc thấy hào quanh xung quanh những vật sáng vào ban đêm. Bệnh nhân bị đái tháo đường, cận thị nặng, viêm võng mạc sắc tố, người sử dụng corticoid kéo dài có nguy cơ bị đục dưới bao rất cao.

Những điều cần làm khi bị đục thủy tinh thể

Nếu bạn dưới 65 tuổi thì bạn cần khám mắt mỗi 2 năm. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, bạn cần khám mắt mỗi năm một lần. Bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím bằng cách đeo các loại kính râm có khả năng chắn 99% tia cực tím và đồng thời cần đội thêm mũ.

Nếu bạn đang có hút thuốc thì nên ngưng vì đó là yếu tố nguy cơ của đục thủy tinh thể; Tăng nguồn sáng mỗi khi đọc hoặc làm việc khác. Có thể sử dụng thêm kính lúp phóng đại; Hạn chế lái xe ban đêm nếu có gặp trục trặc về thị giác về đêm, bị lóa hoặc nhìn thấy quầng hào quang quanh nguồn sáng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức  năng hỗ trợ điều trị bệnh. Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể là sự phối hợp toàn diện của 3 nhóm thành phần: Chống oxy hóa, chống thoái hóa và nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho mắt. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn với người bệnh.

Hà Trang H+ 



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt