Lưu ý khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến sinh hoạt

Đục thủy tinh thể: Thủ phạm nguy hiểm gây mù lòa

Chữa đục thuỷ tinh thể bằng thuốc… nhỏ mắt

Khi nào cần phẫu thuật đục thuỷ tinh thể?

Trẻ em cũng bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể để lâu dễ gây mù

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein này được sắp xếp trật tự để ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, gây cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này của mắt gọi là đục thủy tinh thể.

Phần lớn đục thủy tinh thể là do tuổi già. Một số trường hợp có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc đục thủy tinh thể thứ phát (thường gặp ở một số người bị bệnh đái tháo đường, người dùng thuốc steroid kéo dài, do chấn thương…).

Nếu tình trạng đục thủy tinh thể để quá lâu mà không được chữa trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng cườm nước khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt và làm tổn hại nặng nề đến các tế bào thần kinh thị giác trên võng mạc. Điều đó có thể gây mù vĩnh viễn dù sau này được điều trị.

Đối với đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể đeo kính, làm việc trong môi trường đủ ánh sáng… để nhìn rõ hơn. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật để thay thủy tinh thể.

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phương pháp điều trị phổ biến đục thủy tinh thể hiện nay là phẫu thuật Phaco, lấy thủy tinh thể cũ đã bị đục, thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. Đây là phẫu thuật nhanh, bác sỹ chỉ cần thao tác trong 7 – 10 phút.

Thủy tinh thể nhân tạo có rất nhiều loại, của nhiều hãng khác nhau, giá thành chênh lệch có thể từ vài triệu tới vài chục triệu. Các loại thủy tinh thể nhân tạo thông thường chỉ cho phép bệnh nhân nhìn rõ vật ở một khoảng cách nhất định.

Nếu ưu tiên nhìn xa (ví dụ như xem tivi) thì khi nhìn gần (đọc sách báo), bệnh nhân cần phải đeo kính hỗ trợ nhìn gần (kính lão thị). Nếu ưu tiên thị lực nhìn gần thì khi nhìn xa bệnh nhân phải đeo kính cận thị. Ngoài ra, còn có các loại thủy tinh cao cấp với các tính năng đặc biệt như có thể nhìn rõ cả xa cả gần, loại khử tình trạng loạn thị...

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phẫu thuật không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Sau mổ bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ kê, tránh bụi bẩn, tránh các chấn thương, va đập và tái khám theo lịch hẹn để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp bác sỹ để khám lại.

Có khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau mổ thủy tinh thể mờ mắt trở lại do đục bao sâu, gây suy giảm thị lực. Tình trạng này có thể xử lý được bằng cách sử dụng tia laser. Ngoài ra, một số trường hợp sau mổ một thời gian mắt mờ đi, không nhìn được do các nguyên nhân khác chứ không phải chất lượng mổ hay thủy tinh nhân tạo như người bệnh đái tháo đường, có bệnh về đáy mắt hoặc viêm màng bồ đào, tăng huyết áp gây vỡ mạch máu... 

Kết quả của cuộc phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào khâu chăm sóc mắt của bệnh nhân sau khi điều trị.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn đồ quá cứng, nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, lutein, zeaxanthin, đồng, mangan, kẽm... Ăn các món giàu chất chống oxy hóa, giúp chức năng gan tốt, tránh măng, hành, tỏi, giá, đậu...

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường thị lực và bảo vệ mắt.

Thùy Trang H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt