Các dạng ung thư tuyến giáp

10 dấu hiệu chứng tỏ tuyến giáp của bạn "có vấn đề"

Trẻ béo phì dễ mắc bệnh ung thư thận và tuyến giáp

Những phụ nữ nào khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp?

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý về bệnh tuyến giáp

Các dạng ung thư tuyến giáp

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ung thư tuyến giáp trạng có nhiều loại cấu trúc mô bệnh, ở mỗi loại cấu trúc mô bệnh học có sự phát triển khác nhau như thể biệt hóa, thể không biệt hóa hoặc bất thục sản, thể tủy, thể tế bào Hurthe...

Ung thư tuyến giáp thể nhú có thể điều trị được


Dạng thường gặp nhất là ung thư thể nhú (40 - 50% các trường hợp). Các khối u nhú được hình thành trong các tế bào sản xuất triiodothyronine hoặc T3 (hormone tuyến giáp có chứa iốt). Đây là loại ung thư phát triển chậm, xuất hiện rất nhiều khối u nhỏ có hình dạng như nấm. Ung thư nhú chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trong nhóm tuổi 30 - 40. Đây là loại ung thư có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm.

Ung thư thể nhú thường tiến triển chậm qua nhiều năm, tiên lượng tốt thường bệnh nhân có 1 u nhỏ ở tuyến giáp, không được để ý, đến khi di căn ra hạch cổ mới phát hiện được bệnh. Ngay cả ở giai đoạn này bệnh vẫn có thể chữa trị khỏi bằng phẫu thuật. Nhưng nếu u lớn trên 4 - 5cm xâm lấn ra xung quanh hoặc di căn xa thì tiên lượng sẽ xấu.

Ung thư nang xảy ra ở khu vực triiodothyronine trong những phụ nữ thuộc nhóm tuổi 50 trở lên. Các khối u nang có một lớp mô mỏng xung quanh, được gọi là viên nang. Các khối u nang trứng có thể chữa được, nếu chúng không bị nhiễm các mạch máu và cấu trúc liền kề cổ.

Ung thư tủy thường gặp 25% trường hợp mắc ung thư tuyến giáp là do gene bất thường. Các khối u phát triển chậm trong khu vực của thyroxine hoặc T4 và rất khó kiểm soát. Ung thư này có nguy cơ lây lan cao hơn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi loại ung thư này là rất thấp, vì các khối u chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn sau.

Với các khối u biệt hóa, người bệnh thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị


Ung thư biệt hóa là khối u tuyến giáp biệt hoá phát triển nhanh nhất trong số tất cả các khối u. Đây là loại ung thư có tiên lượng xấu, với tỷ lệ sống 5 năm chỉ khoảng 14%. Ung thư biệt hoá là dạng ác tính, và nó thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị ung thư.

Điều trị ung thư với môi trường không trọng lực

Đây là kết quả nghiên cứu sau một thử nghiệm với các tế bào ung thư tuyến giáp trong môi trường không trọng lực trên tàu vũ trụ Shenzou 8 của Trung Quốc trong 10 ngày từ những năm 2011. Các nhà khoa học thuộc Bộ Sinh học tế bào, Trung tâm Nha khoa Amsterdam (ACTA) đã so sánh kết quả của các tế bào ung thư này với nhóm tế bào chứng và phát hiện ra rằng gene và protein liên quan đến sự tăng trưởng tế bào ác tính giảm hoạt động so với trên mặt đất.

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến thứ 20 ở Anh, chiếm gần 1% các trường hợp ung thư mới theo thống kê năm 2010 của Trung tâm nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh. Viện Ung thư Quốc gia báo cáo đã có 60.220 trường hợp ung thư tuyến giáp ở Mỹ vào năm 2013 và trên một nửa triệu người sống chung với căn bệnh này trong cả nước.

Giải thích cho sự giảm hoạt động của tế bào ung thư ác tính, NASA cho rằng, không gian cung cấp điều kiện lý tưởng cho việc nghiên cứu tế bào ung thư. Các tế bào trong cơ thể con người bình thường phát triển trong cơ cấu hỗ trợ tạo thành từ protein và carbohydrate, đó là cách các cơ quan và các khối u duy trì hình dạng ba chiều của chúng. Tuy nhiên, trong không gian, các tế bào bên ngoài một sinh vật sống có thể vẫn hình thành nhóm ba chiều tương tự như những gì bên trong cơ thể và các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của lực hấp dẫn trên các tế bào trong điều kiện không trọng lực từ năm 1970. Thí nghiệm trên tàu con thoi và trạm không gian đã cho thấy những thay đổi trong các tế bào miễn dịch, bao gồm cả những thay đổi trong các tín hiệu tế bào (protein nhỏ tiết ra làm trung gian miễn dịch và viêm). Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch bị ức chế trong trạng không trọng lực.


Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu sự phát triển của các tế bào ung thư trong môi trường không trọng lực tại các trạm nghiên cứu không gian

Kiến trúc của các tế bào thay đổi trong trạng thái không trọng lực, với những thay đổi thành tế bào, tổ chức nội bộ và thậm chí cả hình dạng cơ bản của chúng. Một loạt các thí nghiệm trên Trạm vũ trụ quốc tế xem xét sự thay đổi tế bào ruột kết, buồng trứng và tế bào ung thư khác.
Hiểu những thay đổi trong sản xuất các protein có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ chế của sự phát triển tế bào ung thư, các nhà khoa học của NASA cho biết.
Khánh Hạ H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư