Các mức độ bỏng do lửa và cách sơ cứu

Bỏng lửa là một trong những tai nạn thường gặp

Những bước cần nhớ khi xử trí vết bỏng

Mẹo hay trị bỏng nhẹ bằng các biện pháp tự nhiên mà không để lại sẹo

Zeolit - Ứng dụng chữa bỏng độc đáo

Có nên rắc bột kháng sinh lên vết bỏng?

Có 3 mức độ bỏng chính, mỗi mức độ lại phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tổn thương da. Mức độ 1 là tổn thương nhẹ nhất và mức độ 3 là mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất. Các tổn thương bao gồm:

- Bỏng độ 1: Đỏ và không phồng rộp da

- Bỏng độ 2: Phồng rộp và da bị dày lên

- Bỏng độ 3: Vùng da dày lan rộng với màu trắng.

Bỏng độ 1

Bỏng độ 1 là loại bỏng gây ra tổn thương da nhỏ nhất. Bỏng độ 1 còn được gọi với tên khác là bỏng bề mặt bởi chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da. Dấu hiệu của bỏng độ 1 bao gồ: Đỏ da, viêm hoạc sưng nhẹ, đau, bong tróc da sau khi vết bỏng lành lại.

Vì chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da nên dấu hiệu và triệu chứng của bỏng độ 1 sẽ biến mất khi các tế bào da bị tróc ra. Bỏng độ 1 thường khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Tuy vậy, bạn vẫn nên đến khám bác sỹ nếu bỏng ảnh hưởng đến một vùng da lớn trên 7cm.

Hình ảnh vết thương bỏng độ 1

Bỏng độ 1 thường được sơ cứu ngay tại nhà. Việc điều trị có thể sẽ nhanh hơn nếu bạn biết sơ cứu kịp thời. Để sơ cứu, bạn có thể ngâm vết bỏng trong nước lạnh trong vòng 5 phút hoặc lâu hơn; Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau; Thoa gel nha đam để làm dịu vết bỏng; Dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ và băng gạc để bảo vệ vùng da bị bỏng.

Tuyệt đối không sử dụng đá lạnh đề chà lên vết bỏng bởi đá có thể làm tổn thương trở nên nặng hơn. Không bao giờ dùng bông gòn đắp lên vết thương bởi những sợi bông nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không nên tự ý bôi bơ hoặc trứng lên vết bỏng bởi những phương pháp này chưa được chứng minh là có hiệu quả.

Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn bởi tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Loại tổn thương này có thể làm da bị phồng rộp và trở nên mẩn đỏ và sưng. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm cho vết vỏng có thể ở trong tình trạng ẩm ướt.

Hình ảnh vết thương bỏng độ 2

Do tính chất nhạy cảm của những vết thương loại này, việc vệ sinh sạch và băng bó vết thương là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm trùng và để vết thương mau lành hơn. Bỏng độ 2 sẽ mất khoảng 2 - 3 tuần để phục hồi. Tuy không để lại sẹo nhưng vùng da bị bỏng sẽ có thể có màu khác biệt hơn so với những vùng da khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc cấy ghép da là cần thiết để điều trị. Cấy ghép da là việc sẽ lấy da khỏe mạnh từ một vùng khác trên cơ thể thay thế các vùng da bị bỏng.

Cũng như bỏng độ 1, bạn nên tránh dùng bông gòn và các phương pháp tự chữa không có cơ cở khoa học. Bạn có thể chữa bỏng độ 2 bằng cách ngâm phần da bị bỏng trong nước lạnh 15 phút hoặc lâu hơn; Uống thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen; Bôi kháng sinh dạng mỡ lên các vết phồng rộp. Trong trường hợp bị bỏng ở mặt, tay, mông, háng hoặc chân thì bạn nên đến gặp bác sỹ để được sơ cứu một cách an toàn nhất.

Bỏng độ 3

Hình ảnh vết thương bỏng độ 3

Bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng nhất, lan đến cả những lớp da sâu hơn. Tổn thương có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan chính và xương, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chúng ta có thể nghĩ rằng bỏng độ 3 sẽ gây đau đớn nhất. Tuy nhiên trên thực tế, bỏng loại này gây tổn thương nghiêm trọng đến mức bạn không thể cảm thấy đau do các dây thần kinh cảm giác của bạn đã bị tổn thương. Mức độ bỏng này có thể khiến làn da có màu trắng sáp hoặc nâu đậm, da sần sùi và sủi lên từng lớp.

Khi bị bỏng mức độ 3, tuyệt đối không tự ý sơ cứu mà cần lập tức gọi cấp cứu. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu, hãy cố gắng đừng để quần áo tiếp xúc với vết bỏng nhưng không được cởi quần áo ra.

Trần Lưu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp