Chăm sóc những đối tượng F0 đặc biệt tại nhà như thế nào?

Người chăm sóc cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch khi chăm sóc đối tượng F0 đặc biệt

Nhiều tỉnh, thành chính thức lùi lịch tựu trường vì dịch COVID-19

WHO: 2 kịch bản COVID-19 tương lai và cảnh báo nguy cấp tới Châu Á - Thái Bình Dương

Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ đón thêm hàng triệu liều vaccine COVID-19

Vaccine Nano Covax được chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ pha 3a

Lời khuyên đối với F0 là người khuyết tật

Người khuyết tật nhiễm COVID-19, ngoài việc cần chăm sóc như mọi người khác, thì cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là với người có khó khăn trong tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày... Cả người bệnh và người trợ giúp chăm sóc cần trang bị kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19 và cách ly y tế, điều trị tại nhà để mạnh mẽ và tự tin vượt qua đại dịch.

Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 với mức độ nặng. Vì vậy, người chăm sóc cần sẵn sàng các tình huống phải liên lạc với nhân viên y tế; Theo dõi các triệu chứng của người nhiễm để chuyển cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế điều trị COVID-19 trên địa bàn khi có các dấu hiệu bất thường.

Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất và giúp bù đắp cho việc hạn chế các hoạt động bên ngoài. Việc vận động cũng giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng căng thẳng tinh thần (lo lắng, trầm cảm, thất vọng).

Người hỗ trợ chăm sóc người bệnh cần thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trước và sau khi sử dụng. Các thông tin phòng, chống COVID-19 và cách ly y tế phù hợp với người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành có sẵn trên kên YouTube và website: http://kcb.vn.

Lời khuyên đối với người nhiễm là người cao tuổi

Đảm bảo dinh dưỡng, sử dụng thuốc điều trị và theo dõi sức khỏe hàng ngày với người cao tuổi

Người cao tuổi có nguy cơ mắc tình trạng nghiêm trọng khi mắc COVID-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng cao. Do đó, người cao tuổi và người chăm sóc cần theo dõi sát sao để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và chuyển cấp cứu kịp thời khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh nên thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng nên cung cấp đủ 1.700 - 1.900kcal/ngày, có nhiều rau xanh. Người bệnh nên ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

Người chăm sóc nên hỗ trợ người cao tuổi thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý và sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sỹ điều trị (không bỏ thuốc).

Người cao tuổi nên tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường tùy theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp để nâng cao sức khỏe.

Lời khuyên đối với người nhiễm là người tâm thần

Nếu người bệnh tâm thần nhiễm COVID-19 được chăm sóc tại nhà, ngoài việc thực hiện các khuyến cáo về chăm sóc kể trên, người bệnh tâm thần và người chăm sóc cần thực hiện tốt các việc sau:

- Chuẩn bị chi tiết mọi thứ cần thiết khi phải cách ly, đặc biệt phải chuẩn bị thuốc điều trị bệnh tâm thần dùng trong 1-3 tháng điều trị.

- Không tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc đang điều trị. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoãn do bệnh dịch, nên tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.

- Tập luyện các bài tập thể chất, phục hồi chức năng đơn giản hàng ngày.

- Giữ thói quen và lịch trình thường làm hàng ngày càng nhiều càng tốt hoặc tạo ra thói quen mới trong một môi trường mới như: tập thể dục, vệ sinh sạch sẽ...

- Tăng cường kết nối với người thân (qua điện thoại, e-mail, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các cuộc gọi video).

- Đối với người bệnh nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị thay thế bằng methadone hoặc buprenophine hãy thông báo cho cơ sở đang điều trị để có kế hoạch cấp thuốc phù hợp.

- Người chăm sóc, người nhà cần theo dõi, phát hiện sớm các tình trạng cấp cứu như: Kích động, ý tưởng hoặc hành vi tự sát, từ chối ăn uống, trạng thái cai, sảng, ngộ độc thuốc. Liên lạc với nhân viên y tế để được hướng dẫn hỗ trợ, xử trí cấp cứu.

Lời khuyên với người nhiễm có bệnh nền, có thai

Phụ nữ có thai cần được chăm sóc, theo dõi sát sao trong thời gian chờ được đưa đến bệnh viện

Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.

Trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, người bệnh cần được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác. Gia đình nên tích cực động viên, an ủi và là điểm dựa tinh thần vững chắc cho người bệnh. Bên cạnh đó, hãy theo dõi sát sao và báo ngay cho nhân viên y tế phụ trách/chính quyền địa phương/đường dây nóng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Khi tới bệnh viện, người bệnh nên mang theo thuốc sẵn có để tiếp tục sử dụng, thông báo với bác sỹ điều trị về bệnh nền và thuốc đang sử dụng của mình.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn