"Tam giác vàng" viêm nhiễm và có mùi hôi: Muốn trị phải tìm đúng nguyên nhân!

Để không bị viêm nhiễm, vùng kín ngứa và có mùi hôi, điều kiện cần là giữ cân bằng độ pH âm đạo

Viêm phụ khoa tái phát do không tìm đúng nguyên nhân

“Thiệt đơn hại kép” khi suy giảm nội tiết tố nữ sau tuổi 35

Estrogen: Ổn định chức năng sinh lý, tăng ham muốn

Giảm nội tiết tố - Cả cơ thể "tàn tạ"!

Đỏng đảnh vì độ pH dao động

Âm đạo bình thường có độ pH từ 3,8 – 4,5 hơi có tính acid, các vi khuẩn luôn “chung sống hòa bình” với nhau nên dịch tiết âm đạo lỏng, loãng và không có mùi.

Độ pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng nội tiết sinh dục. Ở bé gái chưa có hành kinh, pH âm đạo là 7, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, pH dao động từ 4 – 5, phụ nữ mãn kinh có pH âm đạo từ 6 – 7.

Khi pH > 4,5 tăng tính kiềm, nồng độ Lactobacilli và acid lactic giảm làm suy yếu đáng kể lớp bảo vệ có tính acid của âm đạo khiến âm đạo giảm sức đề kháng. Từ đây, vi khuẩn gây hại đang có mặt tại âm đạo sẽ phát triển, tạo điều kiện cho các loại vi trùng, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh tấn công. Đó là nguyên nhân gây viêm âm đạo, ngứa rát, tiểu buốt, dịch âm đạo tiết nhiều hơn, biến đổi màu, có mùi hôi…

Để không bị viêm nhiễm, vùng kín ngứa và có mùi hôi, điều kiện cần là giữ cân bằng độ pH âm đạo. Tuy nhiên, pH ở khu vực cấm rất nhạy cảm, thường không ổn định, chỉ cần một tác nhân nhỏ như vệ sinh không đúng cách, mặc quần lót chật hay do sự biến động của hormone sinh dục… cũng làm độ pH vượt ngưỡng lý tưởng. 

Biểu đồ độ pH âm đạo ảnh hưởng đến viêm nhiễm phụ khoa

Tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt điểm viêm âm đạo

Bác sỹ sản phụ khoa Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, cho rằng nhiều trường hợp bị viêm âm đạo nhưng đặt thuốc mãi không khỏi, tái phát nhiều lần là do chỉ điều trị triệu chứng mà chưa tìm đúng nguyên nhân. Nguyên nhân sâu xa khiến viêm âm đạo kéo dài, dai dẳng là do thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể.

Lý giải điều này, bác sỹ cho biết: Khi hormone nội tiết tố nữ suy giảm, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, kéo theo sự suy giảm nồng độ lactobacilli và acid lactic, khiến độ pH âm đạo tăng. Điều này làm suy yếu đáng kể lớp bảo vệ có tính acid của âm đạo, khiến âm đạo dễ viêm nhiễm bởi các tác nhân gây hại.

Ở phụ nữ 35+, việc giảm sản xuất estrogen của buồng trứng cũng làm mỏng và hỏng biểu mô âm đạo, khiến niêm mạc âm đạo trở nên khô, ráp, ngứa ngáy. Khi bị ngứa, nếu gãi mạnh sẽ gây ra các nhiễm khuẩn da thứ phát, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Khi bị viêm âm đạo, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bởi bản thân dung dịch này là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể và làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.

Muốn chấm dứt tình trạng viêm nhiễm vùng kín dai dẳng, cần giữ độ pH âm đạo ở mức lý tưởng, ngăn tình trạng suy giảm hormone nội tiết tố nữ. Do đó, việc bổ sung hormone nội tiết tố nữ estrogen và progesterone từ các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể giúp ổn định độ pH âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, âm hộ.

Với tình trạng viêm âm đạo nặng (ngứa rát nhiều, dịch tiết có màu và có mùi khó chịu), chị em nên đi khám phụ khoa để được khám và điều trị dứt điểm. 

An Nguyên H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa