Thói quen hàng ngày giúp bàng quang luôn khỏe mạnh

Bàng quang khỏe mạnh bắt nguồn từ những thói quen đơn giản mỗi ngày

Đây là lý do bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ

Mối liên quan giữa hệ vi sinh vật tiết niệu và chứng tiểu không tự chủ

5 cách khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu không dùng thuốc

10 biện pháp tự nhiên giúp đánh tan sỏi thận, sỏi tiết niệu

Bác sĩ Dhivya R, chuyên gia tư vấn Sản phụ khoa, Bệnh viện Kauvery (Bengaluru, Ấn Độ) cho biết: Bằng cách thực hiện một số thói quen đơn giản hàng ngày, bạn có thể giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Bạn nên đi tiểu ít nhất 3-4 giờ một lần, không nên nhịn đi tiểu. Giữ nước tiểu trong bàng quang quá lâu có thể làm suy yếu cơ bàng quang và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng tiết niệu.

Dành đủ thời gian làm trống hoàn toàn bàng quang khi đi tiểu

Việc bạn vội vã đi tiểu có thể không đủ thời gian để bàng quang đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Nếu nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu có thể gây nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến hệ thống đường tiết niệu của bạn.

Ở tư thế thoải mái khi đi tiểu

Thư giãn các cơ xung quanh bàng quang giúp giúp bàng quang dễ dàng được làm rỗng hoàn toàn, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Đối với phụ nữ, việc đứng tấn khi đi tiểu trên bệ ngồi có thể khiến bạn khó thư giãn, vì vậy tốt nhất bạn nên ngồi trên bệ bồn cầu, ngồi xổm hoặc gập lưng được xem là những tư thế tốt khi đi tiểu giúp bàng quang dễ dàng thả lỏng để thải nước tiểu ra ngoài.

Vệ sinh từ trước ra sau

Sau khi đi tiểu, bạn nên vệ sinh từ trước ra sau giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Tránh việc lau ngược ra trước có thể đưa vi khuẩn và chất lỏng vào niệu đạo hoặc lỗ dẫn nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đi tiểu sau khi quan hệ

Hoạt động tình dục có thể là tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ ruột hoặc khoang âm đạo đến lỗ niệu đạo. Cả nam và nữ nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bài tập sàn chậu

Các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu

Các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu

Còn được gọi là bài tập Kegel, tập những bài tập này hàng ngày giúp tăng cường cơ sàn chậu để giữ nước tiểu trong bàng quang không bị rò rỉ khi bạn hắt hơi, ho, nâng vật nặng hay khi cười, đồng thời tăng cường các cơ hỗ trợ hoạt động của bàng quang tiết niệu ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, việc hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp tránh các vấn đề về bàng quang và táo bón thông qua duy trì cân nặng lý tưởng. Điều này rất quan trọng vì một người thừa cân có thể có nguy cơ rò rỉ nước tiểu cao hơn.

Mặc đồ lót cotton và quần áo rộng rãi

Mặc quần áo cotton rộng rãi sẽ giữ cho khu vực xung quanh niệu đạo khô ráo. Quần bó sát và hay đồ lót nylon có thể giữ ẩm và tạo đà cho vi khuẩn phát triển.

Xem những gì bạn ăn

Những người có vấn đề về bàng quang nên tránh một số loại thực phẩm và đồ uống như nước có gas, chất làm ngọt nhân tạo, thức ăn cay, trái cây họ cam quýt và nước ép trái cây, vì có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và năng vận động giúp tránh táo bón, hỗ trợ bàng quang khỏe mạnh tránh nhiễm trùng.

Uống đủ nước

Duy trì cơ thể luôn đủ nước sẽ giúp bạn đi tiểu đều đặn vài giờ một lần giúp làm sạch, làm rỗng bàng quang đều đặn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bỏ thuốc lá

Người hút thuốc lá có nguy cơ gặp các vấn đề về bàng quang phổ biến hơn so với người không hút thuốc. Hút thuốc kích thích bàng quang tiết niệu và tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Khi nào nên gặp bác sĩ về bàng quang?

Nếu bạn có các dấu hiệu cho thấy bàng quang có vấn đề bao gồm: Rò rỉ nước tiểu, nhu cầu đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp hơn, nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau và nóng rát trước trong và sau khi đi tiểu, khó tiểu hoặc có dòng nước tiểu yếu khi đi tiểu, khó tiểu hết.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu