Mẹo đẩy lùi cảm lạnh từ những thực phẩm quen thuộc

Mùa đông lạnh giá khiến nguy cơ mắc cảm lạnh và cảm cúm tăng cao

Bệnh cảm lạnh kéo dài bao lâu và điều trị thế nào?

Những sai lầm trong điều trị cảm lạnh mà nhiều người bệnh mắc phải

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh

TPCN nào ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh?

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, có nhiều cách giúp bạn làm dịu các triệu chứng cảm lạnh. Dưới đây là những thực phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

1. Bổ sung vitamin C

Uống bổ sung vitamin C không có khả năng ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho thấy, việc bổ sung thường xuyên (1 đến 2 gram vitamin C mỗi ngày) giúp giảm 8% thời gian bị cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em. Vitamin C cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng do cảm lạnh nói chung. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua các viên uống hay thông qua việc sử dụng các thực phẩm quen thuộc hàng ngày như như ớt chuông đỏ, Kiwi, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải brussel...

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của vitamin C là 90 mg cho nam giới và 75 mg cho phụ nữ không mang thai. Nếu vượt mức giới hạn trên (2000 mg) có thể gây ra một số tác dụng phụ.

2. Tăng cường kẽm

Kẽm được dùng dưới dạng viên ngậm hoặc dạng xịt mũi, có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng virus. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó cũng có thể làm giảm sự phát triển của virus. Lợi ích được nhìn thấy khi bạn dùng 75 miligam trở lên, một lượng cao hơn nhiều so với yêu cầu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó còn có các nguồn cung cấp kẽm dồi dào khác mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy để bổ sung cho cơ thể là đậu phụ, đậu lăng, thịt và hàu.

3. Hoa cúc tím

Cúc tím (tên khoa học là Echinacea angustifolia) là một loại thảo mộc phổ biến trên toàn thế giới. Loại thảo mộc tự nhiên này có tác dụng cải thiện một số bệnh lý về đường hô hấp trên. Tinh dầu có trong hoa cúc tím có đặc tính chống virus và chống viêm, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi cảm lạnh một cách hiệu quả.

Tinh dầu có trong hoa cúc tím tốt cho việc chữa cảm lạnh

Tinh dầu có trong hoa cúc tím tốt cho việc chữa cảm lạnh

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 cho thấy lợi ích tích cực của cúc tím đối với cảm lạnh, những người tham gia dùng 2.400 mg mỗi ngày trong bốn tháng. Các hợp chất giúp tăng cường miễn dịch thường có nhiều trong rễ, lá và hoa cúc tím nên bạn có thể pha trà hoa cúc tím hoặc bổ sung thực phẩm chức năng có chứa hoa cúc tím. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc biệt dược khác, thảo dược cúc tím nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, trước khi dùng thảo dược cúc tím, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Siro cơm cháy đen

cơm cháy đen

Quả cơm cháy đen (Black Elderberry) với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus cảm cúm, cảm lạnh.

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2016, tại trường Dược Griffith ở Úc. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách, cho các du khách nước ngoài sử dụng quả Elderberry trong vòng 15 ngày (gồm 10 ngày trước chuyến đi và 5 ngày khi đến địa điểm du lịch). Kết quả cho thấy họ có thời gian mắc bệnh cảm lạnh ngắn hơn 2 ngày so với bình thường, bên cạnh đó các triệu chứng cảm lạnh cũng được giảm đáng kể.

Được biết, quả cơm cháy khi được nấu chín và cô đặc thành siro thì khá an toàn. Nhưng quả sống hoặc nấu chưa chín có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, nôn ói; Tiêu chảy nặng.

5. Nước củ cải đường

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2019, theo dõi 76 học sinh có nguy cơ bị cảm lạnh trong kỳ thi cuối kỳ căng thẳng. Những người uống một lượng nhỏ nước ép củ cải 7 lần/ngày cho thấy các triệu chứng cảm lạnh ít hơn so với những người không uống. Phương thuốc này đặc biệt hữu ích cho những học sinh mắc bệnh hen suyễn.

Bởi vì nước ép củ cải đường có nhiều nitrat trong chế độ ăn uống, nó làm tăng sản xuất oxit nitric của cơ thể, có thể giúp bảo vệ bạn chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.

6. Đồ uống Probiotic

Mặc dù các nghiên cứu về men vi sinh và cảm lạnh còn hạn chế, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng một loại đồ uống có chứa Lactobacillus, L. casei 431, có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh, đặc biệt là liên quan đến các triệu chứng hô hấp.

Vi khuẩn Probiotic thay đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, vì vậy hãy kiểm tra nhãn để biết bạn đang dùng loại nào.

Các vi sinh vật Probiotic có thể giúp làm dịu phản ứng viêm của cơ thể.

Các vi sinh vật Probiotic có thể giúp làm dịu phản ứng viêm của cơ thể.

7. Nghỉ ngơi

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyên bạn nên nghỉ ngơi thêm khi bị cảm lạnh. Bởi vì khi bạn căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bạn có thể tăng sản xuất cortisol, một loại hormone có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và khả năng chống lại nhiễm trùng.

Bạn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tập thể dục, tuy nhiên nếu bị cảm lạnh, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi trong vài ngày. Thực tế, nếu bạn không ngủ đủ giấc mỗi ngày, bạn có nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn.

8. Mật ong

Mật ong chứa chất kháng khuẩn, chống oxy hóa chống lại virus, vi khuẩn và nấm, làm dịu cổ họng một cách tự nhiên. Thường xuyên dùng mật ong giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh.

Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy một thìa mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn, làm dịu cơn đau họng và giảm ho về đêm.

9. Thuốc không kê đơn

Các triệu chứng cảm lạnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng và đau đầu có thể khiến bạn khó hoạt động vào ban ngày và khó nghỉ ngơi vào ban đêm.

Thuốc thông mũi, thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen, thuốc giảm ho và thuốc kháng histamine có thể điều trị các triệu chứng để bạn cảm thấy khỏe nhanh hơn, ngay cả khi tình trạng nhiễm virus vẫn còn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống các loại thuốc không kê đơn.

10. Uống nhiều nước

Sốt là một trong những triệu chứng thường thấy khi bị cảm lạnh khiến cơ thể mất một lượng chất lỏng đáng kể. Chính vì thế, sốt gây ra hệ quả không nhỏ, do nước còn đóng vai trò “pha loãng” chất nhầy (đờm) trong cổ họng và mũi.

Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh uống nhiều nước khi bị cảm lạnh. Một cốc nước ấm sẽ rất có lợi trong trường hợp này. Mặt khác, bạn có thể chọn bất kỳ loại thức uống mình ưa thích. Tuy vậy, nước chứa nhiều chất điện giải vẫn nên được ưu tiên, vì các ion này cũng đã thất thoát theo lượng chất lỏng mất đi.

 
Việt An (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng