Một số thuốc làm đại tràng hoạt động chậm lại, ảnh hưởng đến đường ruột và các bộ phận khác của cơ thể, gây táo bón
Cách tránh các vấn đề về tiêu hóa khi ăn táo
Giải pháp thay thế thuốc nhuận tràng khi bị táo bón
Phòng tránh táo bón như thế nào?
Không để táo bón cản trở chuyến đi du lịch
Một số thuốc có tác dụng phụ dễ gây táo bón gồm thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung sắt và thuốc kháng histamine. Ngoài ra, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức cũng có thể gây táo bón. Tham khảo 5 cách giúp khắc phục táo bón do dùng thuốc gây ra:
Bổ sung chất xơ
Chế độ ăn được bổ sung chất xơ giúp cải thiện táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Chất xơ hòa tan giúp cơ thể hấp thu nước, làm cho phân mềm hơn. Loại chất xơ không hòa tan giúp tăng thể tích phân, góp phần kích thích cơ thể đại tiện thường xuyên hơn và ngăn ngừa táo bón.
Thực phẩm nhiều chất xơ tự nhiên gồm: Trái cây (như táo, lê, quả mọng, nên ăn cả vỏ để nhiều chất xơ nhất), các loại rau (như súp lơ, rau bina), các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt).
Uống nhiều nước hơn
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm tăng lượng nước trong phân, giúp phân mềm hơn và di chuyển trong đại tràng dễ dàng hơn. Bạn nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không có con số chính xác về lượng nước mỗi người nên uống mỗi ngày vì còn phụ thuộc vào cân nặng, điều kiện môi trường sống và mức độ tập luyện.
Tập thể dục
Bạn nên kết hợp tập thể dục với tăng cường bổ sung chất lỏng và chất xơ để giảm táo bón hiệu quả. Theo một đánh giá từ 9 nghiên cứu tại Trung Quốc với gần 700 người tham gia, đăng trên Scandinavian Journal of Gastroenterology năm 2019, các bài tập aerobic như khí công, đi bộ và vận động thể chất giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân táo bón.
Dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn
Nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn (OTC). Có nhiều loại thuốc nhuận tràng như: Tạo khối, thẩm thấu, kích thích, bôi trơn, làm mềm phân... Việc chọn thuốc nhuận tràng OTC phụ thuộc vào loại thuốc gây táo bón. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn loại phù hợp.
Khi thực hiện các biện pháp trên nhưng táo bón vẫn tiếp diễn, bạn nên khám chuyên khoa tiêu hóa để có phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các thuốc OTC đều nhằm khắc phục tạm thời tình trạng táo bón. Nếu có các triệu chứng táo bón nghiêm trọng như đau dạ dày dai dẳng, nôn, có máu trong phân, cần đến bệnh viện khám kịp thời.
Bình luận của bạn