Cách hạn chế tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị

Có cách nào để hạn chế các tác dụng phụ do hóa trị?

Thay thế thịt đỏ bằng thực phẩm này để giảm nguy cơ ung thư vú

Có thể có con sau khi điều trị ung thư?

5 căn bệnh ung thư liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Ngăn ngừa loại ung thư da thường gặp nhờ chế độ ăn giàu vitamin A

Robyn Polesky, y tá tại Bệnh viện Sharp Grossmont (Mỹ) cho biết, hóa trị là liệu pháp điều trị ung thư khá khó khăn, nhưng cũng rất hiệu quả. Liệu pháp này có thể giúp chữa khỏi bệnh, kéo dài cơ hội sống của người bệnh ung thư.

Dù hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, hai triệu chứng thường gặp và gây ra nhiều điều khó chịu nhất là mệt mỏi và buồn nôn, Robyn Polesky cho biết. Cô cũng đưa ra câu trả lời cho một vài câu hỏi thường gặp về các tác dụng phụ này, cũng như cách giúp người bệnh hạn chế tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị:

Khi nào tác dụng phụ do hóa trị bắt đầu xuất hiện?

Hầu hết mỗi người đều có tốc độ hồi phục sau hóa trị khác nhau, thời điểm xuất hiện tác dụng phụ cũng khác nhau. Tác dụng phụ nhiều người gặp phải nhất là mệt mỏi, tiếp theo đó, một số người cũng cho biết họ thường hay cảm thấy buồn nôn sau khi hóa trị.

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn sau khi hóa trị

Trên thực tế, khi thực hiện hóa trị, các hóa chất sẽ tích lũy lại trong cơ thể. Do đó, khi tiếp tục thực hiện các đợt điều trị, tác dụng phụ cũng ngày càng trở nên rõ rệt hơn và bạn cũng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Người bệnh ung thư cũng có thể được kê thêm một số loại thuốc giảm cảm giác buồn nôn, thuốc steroid khi điều trị hóa trị. Thuốc steroid có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể trong vòng 24 - 72 giờ. Do đó, một vài ngày sau đợt hóa trị, bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi hơn do thuốc steroid đã hết tác dụng.

Tại sao cảm giác mệt mỏi do hóa trị rất khác với cảm giác mệt mỏi thông thường?

Điều trị ung thư bằng hóa trị có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, người yếu đuối, chán nản, cáu kỉnh và buồn bã. Để hạn chế tác dụng phụ này, bạn có thể thử một vài lời khuyên của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS):

Nghe nhạc, đọc sách... giúp bạn thư giãn, quên đi cảm giác mệt mỏi

- Tiết kiệm năng lượng để làm những việc bạn muốn thực hiện nhất. 

- Có thói quen ngủ trưa.

- Nghe nhạc, đọc sách hay xem tivi… để quên đi cảm giác mệt mỏi.

- Tập hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga… để giảm căng thẳng.

- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một giờ cố định, ngủ ít nhất 7 tiếng/đêm.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tập thể dục đều đặn cũng có thể giảm mệt mỏi sau khi điều trị hóa trị. Tập luyện sẽ giúp bạn duy trì khối lượng cơ bắp, duy trì sức khỏe, tăng cảm giác thèm ăn và giảm trầm cảm, căng thẳng, giảm buồn nôn, táo bón.

Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sỹ để chọn ra các bài tập phù hợp với sở thích, khă năng của bản thân.

Nên làm gì để giảm cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng sau hóa trị?

Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị có thể giúp bạn duy trì sức khỏe, tăng năng lượng, duy trì cân nặng ổn định và giúp bạn nhanh hồi phục. Do đó, hãy cố gắng ăn nhiều hơn. Dạ dày trống rỗng có thể dẫn tới tăng acid, khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Nếu cảm thấy buồn nôn, hãy uống thuốc ngay lập tức chứ đừng cố chờ đợi cơn buồn nôn qua đi. Ngoài ra, bạn có thể thử một vài mẹo dưới đây để giảm cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng:

- Nếu cơn buồn nôn chỉ xảy ra giữa các bữa ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Nhớ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

- Bạn có thể thường xuyên nhấm nháp chút nước gừng, nước táo, trà.

- Ngậm chút kẹo vị chanh, bạc hà để giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, tránh ngậm kẹo có vị chua nếu bạn bị loét miệng.

- Nên ăn khi thức ăn đã nguội để tránh mùi khó chịu.

- Nên ăn các món nhạt như bánh mì, bột yến mạch, gà nướng…

- Tránh các thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều chất béo, các món cay và chua.

- Dùng bơ, dầu và sữa khi nấu nướng để bổ sung calorie cho cơ thể.

Nhìn chung, bạn sẽ cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây; Bổ sung protein, chất béo lành mạnh và calorie từ thịt gà, cá, trứng, phô mai, sữa chua, các loại hạt và quả hạch… Chú ý uống đủ nước vì thiếu nước cũng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, gây trào ngược acid và sốt.

Trao đổi với bác sỹ nếu thấy các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị trở nên nghiêm trọng, như đau đớn bất thường, bị phát ban, dị ứng, khó thở hay sốt cao.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư