Các dạng huyết áp thấp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm huyết áp thấp

Choáng váng do huyết áp thấp phải làm sao?

Mất ngủ cả đêm chỉ vì huyết áp thấp

Làm sao để tránh biến chứng cho người bị huyết áp thấp?

Cách xử lý khi bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp đột biến là gì?

Huyết áp thấp đột biến là huyết áp đang ở trạng thái bình thường từ trước, nay hạ xuống đột ngột hạ chừng 30 - 40mmHg). Trương hợp này thường là do một bệnh lý. Hạ huyết áp đột ngột gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Huyết áp có thể rất thấp hoặc mất, mạch nhanh, nhỏ hoặc không bắt được. Ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu oxy lên não.

Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp đột biến:

- Do bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc: Hạ huyết áp đột ngột gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Huyết áp có thể rất thấp hoặc không đo dược, mạch nhanh, nhỏ hoặc không bắt được. Ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu oxy não..

- Do stress: Huyết áp hạ đột ngột xảy ra khi lo sợ, khi quá xúc động…

- Một số bệnh tim mạch: Suy tim nặng, viêm cơ tim cấp, nhồi máu cơ tim, viêm tim toàn bộ…

Một số bệnh tim mạch có thể gây huyết áp thấp đột biến

- Chảy máu cấp: Do chấn thương nặng, chửa ngoài dạ con vỡ…

- Mất nước nhiều: Do tiêu chảy, nôn liên tục.

- Hạ đường huyết: Do bị đói, dùng quá liều thuốc điều trị đái tháo đường: Bệnh nhân cảm thấy chân tay bủn rủn, chóng mặt, lờ đờ, buồn ngủ, trán vã mồ hôi.

- Phản ứng thuốc hay sốc phản vệ

- Choáng khi hút dịch: Ở màng phổi, màng tim, màng bụng. Do hút tốc độ nhanh hoặc hút nhiều dịch trên bệnh nhân sẵn có cơ địa cường phế vị.

Huyết áp thấp thường xuyên

Huyết áp thấp thường xuyên có 2 thể:

- Huyết áp thấp tiền phát: Do cơ địa của cơ thể thường xuyên có huyết áp thấp nhưng không có trở ngại gì trong sinh hoạt, không có triệu chứng, không cần dùng thuốc điều trị.

Huyết áp thấp thường gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt

- Huyết áp thấp hậu phát: Thường do một nguyên nhân nào đó gây ra. Bệnh nhân thấy mệt, thoáng ngất, tay, chân lạnh, có khi tím da.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp hậu phát là:                            

- Cơ thể suy mòn do ung thư, lao, đái tháo đường 

- Nhiễm trùng kéo dài

- Thiếu máu mạn tính

- Suy tim

- Do uống thuốc điều trị huyết áp liều cao

- Suy giáp trạng

- Do các bệnh về thần kinh như: Tabets, rỗng tủy sống

- Bệnh Addison

Hạ huyết áp tư thế đứng

- Người hạ huyết áp tư thế đứng là người có huyết áp bình thường, khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, huyết áp tối đa giảm quá 20mmHg và huyết áp tối thiểu có thể bình thường hoặc hạ.

- Biểu hiện: Huyết áp hạ, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh. Thể nặng thì ngất. Nếu người bệnh được nằm thì sẽ hồi phục bình thường.

Huyết áp thấp không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì thì không cần điều trị. Nếu có triệu chứng thì cách điều trị tốt nhất là điều trị nguyên nhân. Nếu không xác định rõ nguyên nhân thì có thể thực hiện các biện pháp sau: Chế độ ăn mặn hơn bình thường, uống nhiều nước, dùng một số thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

 Trong y học cổ truyền, muốn điều trị huyết áp thấp an toàn và lâu dài, người bệnh nên dùng các thảo dược có tác dụng bổ máy, cải thiện chất lượng máu và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, chẳng hạn như Đương quy, Xuyên tiêu… Hiện nay, các nhà khoa học còn phát hiện ra những thảo dược này còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh thể dịch – có vai trò điều chỉnh huyết áp, giúp nâng cao chỉ số và giảm đi các triệu chứng một cách tự nhiên và bền vững.

Thùy Trang H+ 



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch