Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ

Ayurveda trong tiếng Phạn được hiểu là "tuổi thọ được xây dựng trên nền tảng kiến ​​thức" hay "khoa học của sự sống"

Nên ăn thực phẩm nào khi áp dụng chế độ ăn uống Ayurveda?

Học người Ấn áp dụng chế độ ăn uống Ayurveda cho từng loại cơ thể

Có gì trong ly sữa vàng của y học Ayurveda Ấn Độ?

Y học Ayurveda: Khoa học về sống khỏe, trường sinh của người Ấn

Ayurveda là một hệ thống y học hàng nghìn năm tuổi của Ấn Độ. Theo Ayurveda, trẻ em và người cao tuổi có hệ thống miễn dịch tinh tế nhất và dễ bị tổn thương hơn trước những nguy hiểm của bệnh tật, trong đó có bệnh cúm. Giống như các nền y học khác, Ayurveda luôn nhận định rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và phòng ngừa cúm nên bắt đầu ngay từ sớm.

Ayurveda liên kết tất cả các bệnh có liên quan tới một tình trạng gọi là “ama”. Các chuyên gia Ayurveda cho rằng ama là “mẹ của tất cả các bệnh”. Ama là sản phẩm phụ của việc tiêu hoá thức ăn kém, gây ra bởi: Ăn khi không đói, ăn quá nhiều, ăn uống khi bị khó chịu, vừa đi vừa ăn, chế biến thực phẩm quá mức và ăn các loại thực phẩm trái mùa. Kết quả là thực phẩm dính, tắc nghẽn, chỉ tiêu hóa phân nửa sẽ đi vào hệ thống tuần hoàn và làm tắc nghẽn các kênh. Các triệu chứng ngắn hạn có thể là biếng ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, chán nản, đầu óc lơ đễnh… và cuối cùng là khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.

Tuy trong các văn bản cổ của Ayurveda không có đề cập đến “cúm”, nhưng chúng vẫn đề cập đến ama với triệu chứng sốt và giống cúm. Vì vậy, để ngăn chặn ama cũng như phòng ngừa cúm, bạn cần cải thiện tiêu hóa, tăng hấp thu thức ăn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh:

1. Ăn thực phẩm chính mùa

Cúm thường gặp vào mùa Đông và Xuân. Vì vậy, hãy chọn những loại rau củ quả chính vụ vào mùa này, nấu chín chúng để cơ thể dễ tiêu hóa. Nên ăn các món soup, hầm, rau nấu chín, đậu và cơm. Tránh các thực phẩm tươi sống, lạnh và rắn. Chỉ nên ăn các món salad vào mùa Hè. Vào mùa cúm, bạn nên tích cực tiêu thụ các loại sốt hat soup nóng, trà nóng và nước ấm.

2. Không ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều có thể gây quá tải cho dạ dày và khiến nó bị bục, vỡ. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, lắng nghe cơ thể của bạn và dừng ăn khi đã thấy lo. Ví dụ, ợ hơi chính là tín hiệu dạ dày gửi tin nhắn tới não để ngừng ăn.

3. Chỉ ăn khi đói

Ayurveda mô tả cơn đói như một ngọn lửa, và dạ dày cũng giống như một cái bếp đốt bằng củi. Khi ngọn lửa này đã sẵn sàng, bạn hãy ăn một cái gì đó. Nếu bạn không đói, điều đó có nghĩa là bếp không có lửa (acid và enzyme tiêu hoá) để biến thực phẩm thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sử dụng. Điều này sẽ để lại cho cơ thể các chất thừa, không được tiêu hóa và cơ thể sẽ phải tốn sức để loại bỏ.

4. Không ăn thức ăn “rác”

Thức ăn “rác” là một từ tiếng lóng mang tính chất miệt thị để chỉ về những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt cho sự phát triển lành mạnh của cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm tươi sau khi đã nấu chín.

5. Ăn một cách thoải mái

Hệ thống thần kinh có mối liên hệ mật thiết với đường ruột. Vì vậy, nếu bạn ăn khi tức giận, đau khổ hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách. Hít sâu, thư giãn cơ thể, tắt các thiết bị điện tử và ăn trong một môi trường yên tĩnh sẽ có lợi hơn. Bởi lẽ, cách bạn ăn cũng quan trọng như những gì bạn ăn!

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp