Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ khi trời nắng nóng

Đau bụng đột ngột là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

An toàn thực phẩm tránh bệnh đường tiêu hóa ngày Tết

4 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Thời gian gần đây liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm do chế biến, bảo quản chưa đảm bảo vệ sinh an toàn. Bên cạnh đó, nguyên nhân ngộ độc còn do nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus...) hoặc độc tố một số loại nấm, cóc, cá nóc; Thực phẩm bị nhiễm hóa chất...

 

Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng cha mẹ cần thận trọng hơn trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm và ăn uống của con trẻ. Bởi nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc và nhiều tác nhân gây hại khác sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Các trường hợp tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn salmonella, botulinum, E. coli... gây ra.

Trời nóng còn làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa... có nguy cơ bị vi khẩn gây bệnh xâm nhập rất cao. Ngộ độc cũng thường xảy ra khi trẻ ăn thực phẩm chưa được nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua..

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị suy giảm, nhất là ở trẻ em. Do đó, khi tiếp xúc với các độc tố của vi khuẩn trong thực phẩm, cơ thể sẽ giảm khả năng chống cự hơn.

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi trẻ ăn hoặc uống một thứ gì đó, có thể vài phút, vài giờ, thậm chí sau một ngày. Trẻ thường có các dấu hiệu như đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu. Ngoài các dấu hiệu ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ nhỏ có thể có sốt cao, trẻ lớn hơn thường không sốt hoặc sốt nhẹ. Khi nôn và đi cầu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong.

Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần loại bỏ thức ăn trong miệng trẻ ra ngoài càng sớm càng tốt. Theo ThS.BS Ngô Thị Sáng, Quản lý chương trình An toàn cho em Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, chia sẻ với Tạp chí Sức khỏe+, đầu tiên cha mẹ cần cho trẻ ngừng ngay các thực phẩm trẻ đang ăn nghi gây ngộ độc. Tiếp theo, cho trẻ há miệng để kiểm tra xem thức còn trong miệng không. Nếu còn, cần hướng dẫn trẻ nhổ ra hoặc có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để trẻ nôn thức ăn ra. Lưu ý, nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh gây bít tắc đường thở. Khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ thường nôn và tiêu chảy nên dễ mất nước, cha mẹ cần bù nước cho trẻ qua việc uống thêm nước hoặc uống oresol theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

ThS.BS Ngô Thị Sáng trao đổi cùng Tạp chí Sức khỏe+ - Ảnh: Nguyễn Hiệp

ThS.BS Ngô Thị Sáng trao đổi cùng Tạp chí Sức khỏe+ - Ảnh: Nguyễn Hiệp

Để phòng tránh ngộ độc cho trẻ nói riêng và các thành viên trong gia đình nói chung, bà nội trợ nên chọn mua thực phẩm còn tươi mới, có nhãn mác, còn hạn sử dụng và đã được kiểm tra chất lượng.

"Trước khi chế biến, cần rửa sạch tay. Bên cạnh đó, đảm bảo các vật dụng chế biến thức ăn phải sạch sẽ và được phân loại rõ ràng, đồ ăn sống và đồ ăn chín phải để riêng biệt. Trong quá trình chế biến, chú ý đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh. Trẻ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm nên trong khi chế biến nên hạn chế hoạc không dùng các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc như nấm, cóc, cá nóc... Việc bảo quản thực ăn cũng rất quan trọng, đặc biệt trong mùa Hè, đồ ăn dễ bị ôi thiu. Bạn nên bảo quản đồ ăn chưa dùng tới trong tủ lạnh và cần nấu lại trước khi ăn", ThS.BS Ngô Thị Sáng cho biết.

Khi gia đình ăn bên ngoài nên chọn các quán đảm bảo vệ sinh, hạn chế các nơi vỉa hè, lòng đường... Bên cạnh đó, cha mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội