- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Thức ăn chín cũng có thể gây ngộ độc nếu chế biến và bảo quản không đúng cách
Ăn hải sản, ngon nhưng coi chừng mất mạng với đồ lạ
Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?
Cảnh báo ngộ độc rượu ngâm củ ấu tàu
Cảnh báo 4 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu để qua đêm
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra trong ngày vui
Mới đây, tại xóm Ngàm Vàng (xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cỗ cưới, khiến 2 trẻ tử vong và nhiều người phải nhập viện cấp cứu. Thức ăn trong đám cưới do người dân trong xóm tự nấu gồm các món như đậu phụ, thịt lợn xào, mì tôm xào trứng, giá đỗ...
Sau bữa ăn, 20 người có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Đến chiều 15/5, những người bị ngộ độc đã đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc.
Đáng chú ý, sau khi dự đám cưới, một người đàn ông đã mang thức ăn tại đám cưới (mì tôm xào trứng) về cho 2 cháu nhỏ (3 tuổi và 5 tuổi). Do thức ăn bị ôi thiu, người nhà lại phát hiện muộn các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, 2 cháu bé không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong.
Vào tháng 4, tại Đắk Nông cũng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại đám cưới, khiến hơn 110 người có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy. Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng, thực phẩm trong buổi tiệc cưới nghi nhiễm trực khuẩn E.coli từ nguồn nước bị ô nhiễm và phương pháp bảo quản sơ sài.
Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể đến từ các yếu tố sau:
- Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, động vật hoặc thực vật có chất độc sẵn bên trong.
- Do phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, hormone…
- Trong thời tiết mùa Hè, nhiệt độ cao làm cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, thực phẩm cũng nhanh ôi thiu, biến chất nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè
Giữ vệ sinh khu vực chế biến để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chuẩn bị, chế biến thức ăn và trước khi ăn. Dụng cụ chế biến và ăn uống cũng cần được vệ sinh ngay sau khi sử dụng. Bề mặt bàn bếp, nơi chế biến thực phẩm cũng cần được lau rửa bằng dung dịch diệt khuẩn hàng ngày.
- Không sử dụng thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc. Đảm bảo ăn chín - uống chín, hạn chế những món ăn chưa qua chế biến nhiệt như rau sống, gỏi thịt sống, nem chua, tiết canh…
- Nước sử dụng làm lạnh, làm đá cần được tiệt khuẩn trước khi sử dụng.
- Thực phẩm đã chế biến hoặc món ăn chưa sử dụng hết chỉ nên để ở nhiệt độ của phòng không quá 2 giờ, sau đó bảo quản ở tủ lạnh.
Rau củ quả cần được rửa thật kỹ dưới vòi nước chảy
- Mùa Hè có nhiều rau quả tươi ngon, nhưng lại có khả năng gây ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn chéo khi bảo quản chung. Do đó, bạn cần rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến hoặc cất vào tủ lạnh. Khi dùng các loại quả tươi cần phải ngâm qua nước muối loãng, gọt vỏ trước khi ăn.
- Rã đông thực phẩm đúng cách. Không nên để thịt ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm thịt vào nước nóng, vì vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi trở lại ở nhiệt độ trên 4 độ C. Bạn nên rã đông bằng cách để thịt ở ngăn mát tủ lạnh khoảng nửa ngày trước khi chế biến.
- Thận trọng với thực phẩm đóng hộp, hút chân không: Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đóng gói sẵn khi bao bì có dấu hiệu rách, móp hoặc bị phồng lên. Thực phẩm đóng hộp như pate chay, nếu không được xử lý triệt để rất dễ nhiễm độc tố Botulinum có thể gây tử vong.
Bình luận của bạn