An toàn thực phẩm tránh bệnh đường tiêu hóa ngày Tết

Thực phẩm cần được chú ý bảo quản an toàn trong dịp Tết - Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về nhiệt độ khi chế biến, bảo quản thực phẩm

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Mẹo giữ lạnh đồ ăn lâu hơn khi đi cắm trại

Nguy cơ cao mắc bệnh đường tiêu hóa ngày Tết

Tư tưởng tích trữ thực phẩm ngày Tết

Nhiều gia đình thường có tư tưởng dự trữ nhiều thực phẩm vào ngày Tết Nguyên đán. Thực phẩm được dự trữ sẽ không giữ được độ tươi ngon như thực phẩm mới. Đặc biệt, nếu không vệ sinh sạch sẽ, để đồ ăn sống - chín lẫn lộn và việc tủ lạnh để quá chật chội, không có không khí để lưu thông sẽ khiến tủ lạnh lại trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Tư tưởng mâm cao cỗ đầy ngày Tết

Hình ảnh mâm cao cỗ đầy đã không còn xa lạ trong những ngày Tết. Tình trạng này khiến thức ăn dư thừa nhiều, được nấu đi nấu lại, lưu từ ngày này sang ngày khác. Nhiều người thậm chí cả Tết ăn đồ thừa. Đồ ăn không những không còn hương vị cũ mà còn tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng và nhiễm khuẩn, dễ dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa.

Cách phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các hộp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần được sắp xếp khoa học

Các hộp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần được sắp xếp khoa học

Lưu ý những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc

Những thực phẩm như hải sản, rau, hoa quả tươi, thịt tươi sống... đều có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao như vi khuẩn salmonella, E.coli, yersinia và nhiều loại vi khuẩn khác, tăng nguy cơ ngộ độc nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Nhiều người thường có thói quen bảo quản tất cả thực phẩm dư thừa trong tủ lạnh. Nhưng thực tế, không phải thực phẩm nào cũng có cách bảo quản như nhau. Bạn cần phân loại thực phẩm sống, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp, đọc kỹ hướng dẫn bảo quản của mỗi loại thực phẩm, một số thực phẩm không cần bảo quản trong tủ lạnh như cà phê, bánh mỳ, cà chua, cà tím, dưa hấu, quả bơ...

Chế biến thực phẩm đúng cách

Nguyên liệu để chế biến nên sử dụng những thực phẩm còn tươi ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt thường dễ bị nhiễm khuẩn, cần chú ý trong chế biến thịt để tránh nguy cơ nhiễm chéo.

Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài

Việc lựa chọn quán ăn, nhà hàng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt nếu có thành viên là phụ nữ mang thai hay người có hệ miễn dịch yếu. Để đảm bảo, bạn có thể lựa chọn ăn uống ở những hàng quán quen, có bếp ăn, sạch sẽ, bát đĩa, thức ăn được chế biến cẩn thận.

Phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

Khi đi du lịch, bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc phẩm. Bạn nên chuẩn bị các loại đồ khô, thực phẩm đóng gói và tiệt trùng, ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn nóng và nấu chín. Nên tránh ăn các loại đồ tươi sống, hạn chế ăn thức ăn đường phố và các loại trái cây bóc vỏ được bày bán sẵn.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp