Ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ chất lượng thức ăn ta nạp vào cơ thể
Chuyên gia chỉ cách phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ dịp nghỉ lễ 2/9
Xử lý thế nào khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?
Những thói quen cần tránh khi vào bếp
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng
Kiểm tra hạn sử dụng
Việc này cho bạn biết thời hạn mà thực phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến ngày hết hạn của thực phẩm, đặc biệt là những mặt hàng dễ hư hỏng như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt.
Không nên sử dụng bất kỳ thực phẩm nào đã quá hạn sử dụng, hoặc thực phẩm có mùi bất thường dù chưa hết hạn. Ngoài ra, bạn cần tránh mua các sản phẩm đóng gói đã bị rách, vỡ túi bọc hoặc màng bọc, hộp bị móp hoặc phồng lên, vì đây có thể là dấu hiệu của việc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn.
Rửa các sản phẩm tươi
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, trái cây và rau củ thường dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn E. coli. Vì vậy, dù bạn không ăn vỏ của chúng, bạn cũng nên rửa sạch chúng với nước, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
Để rửa trái cây, rau củ đúng cách, trước tiên, bạn nên cắt bỏ những phần đã bị thâm, úa màu hay hư hỏng, sau đó rửa sạch với nước. Bạn không nên sử dụng xà phòng, chất tẩy trắng, hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào để làm sạch thực phẩm. Với những loại củ, quả cứng (như các loại dưa), bạn có thể dùng bàn chải sạch để chà dưới vòi nước. Lau khô trái cây, rau với khăn giấy hoặc khăn vải sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
Ngoài ra, theo Cơ quan Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), bạn không nên rửa thịt, thịt gia cầm, trứng, vì có thể làm lây lan vi khuẩn ra khu vực bồn rửa, thực phẩm khác để gần. Vì vậy, để loại bỏ vi khuẩn trong thịt, bạn nên nấu chúng đến nhiệt độ thích hợp (tối thiểu 165 độ C). Bạn cũng cần rửa sạch tay sau khi chạm vào thịt sống, đồng thời rửa sạch thớt, dao sau khi thái thịt để tránh nhiễm khuẩn sang thực phẩm khác.
Sắp xếp thực phẩm tránh nhiễm khuẩn chéo
Khi mua hàng cũng như khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý sắp xếp các thực phẩm trong giỏ hàng, đóng túi và bảo quản trong tủ lạnh để tránh nước từ các thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản có thể chứa vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Khi chế biến thức ăn, nếu dùng chung thớt, dao thì bạn nên cắt rau quả trước, rửa sạch rồi mới cắt, thái các loại thịt sống.
Chú ý nhiệt độ bảo quản
Điều này đặc biệt quan trọng với các thực phẩm dễ hỏng, chế biến sẵn như thịt, sữa, hải sản, trứng, trái cây, rau, các thực phẩm cần bảo quản lạnh khác... Theo nghiên cứu, một thực phẩm cần bảo quản lạnh sẽ không còn an toàn và đảm bảo chất lượng nếu chúng ở bên ngoài quá 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên đảm bảo tủ lạnh được đặt ở 40 độ F và tủ đông được đặt ở 0 độ F trở lên.
Thói quen rửa tay
Rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm là rất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Khi rửa tay, lưu ý làm sạch mu bàn tay và móng tay. Bạn cũng cần chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với thú cưng.
Ngoài ra, theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, bạn có thể làm sạch cho miếng bọt biển rửa chén bát bằng cách cho miếng bọt biển ướt vào lò vi sóng trong 1 phút.
Bảo quản thực phẩm khi đi du lịch
Khi đóng gói thực phẩm cho một chuyến đi, đặc biệt trong thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, bạn đừng quên sử dụng các túi cách nhiệt, túi đá, thùng giữ nhiệt để giữ lạnh cho thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trong những ngày nắng, nếu bạn di chuyển bằng ô tô, hãy bảo quản thực phẩm trong khoang ghế ngồi của bạn để có điều hòa hỗ trợ hơn là để trong cốp xe nóng.
Bình luận của bạn