Phương pháp phòng ngừa và điều trị khản tiếng

Khản tiếng sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc của những người thường xuyên phải nói nhiều

Cách chữa khản tiếng hiệu quả ngay tức thì

Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm?

Khản tiếng: Bệnh của người làm nghề nói nhiều

Khản tiếng, mất tiếng do phù nề thanh quản

Khàn tiếng: chớ coi thường

Nguyên nhân khản tiếng là gì? 

Có nhiều nguyên nhân gây khản tiếng, thường gặp nhất là do viêm thanh quản cấp tính kéo dài, nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, hoặc bị phù nề niêm mạc do sử dụng giọng nói quá mức.

Khi sử dụng giọng nói quá nhiều, quá lớn, hoặc không đúng cách trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị tổn thương dây thanh quản, khiến thanh quản bị viêm, sưng, phù nề, từ đó dẫn đến tình trạng khản tiếng.

Một nguyên nhân phổ biến khác của khản tiếng là tình trạng trào ngược dạ dày, khi acid từ dạ dày đi ngược lên thực quản, thanh quản… và kích thích những nếp gấp thanh quản, gây viêm loét lớp niêm mạc khiến giọng của họ bị biến đổi. Ngoài ra, trào ngược dạ dày cũng gây kích thích họng dẫn đến ngứa họng, khiến người bệnh khạc nhổ nhiều làm cho mức độ tổn thương lớp niêm mạc đường hô hấp trong đó có niêm mạc thanh quản ngày càng nặng thêm.

Tiếp xúc với các chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều rượu,… cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng khản giọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Điều đó lí giải vì sao người hút thuốc lá thường có giọng khàn, rít.

Thuốc lá là nguyên nhân khiến giọng nói trở nên khàn đục

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây khản giọng như dị ứng, bệnh tuyến giáp, rối loạn thần kinh và thậm chí do rối loạn kinh nguyệt. Nhiều thống kê cho thấy người tuổi cao cũng dễ bị khản giọng hơn.

Phòng ngừa và điều trị khản tiếng như thế nào? 

Các cách phòng bị khản tiếng hiệu quả là cần thiết cho những người làm công việc thường xuyên phải sử dụng giọng nói. Chỉ cần bạn luôn có ý thức giữ gìn sức khoẻ và giọng nói của mình, chắc chắn bạn sẽ tránh được tình trạng khản giọng.

Hãy lưu ý những điều sau nếu muốn giữ gìn giọng nói của mình nhé:

Nếu bạn đang hút thuốc, uống rượu thường xuyên, sử dụng cafeine hàng ngày, hãy từ bỏ thói quen này ngay. Thuốc lá, cà phê và bia rượu không chỉ phá huỷ giọng của bạn mà còn có thể là nguyên nhân nhiều bệnh nguy hiểm, không những thế khói thuốc còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu…  

Các công việc như hoạt náo viên, giáo viên, ca sỹ… cần nói nhiều, nói to, bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói như micro, loa…  có tác dụng kích âm để không phải gắng sức quá nhiều, ảnh hưởng đến cổ họng của mình.

Trong xã hội hiện đại, việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khoẻ là điều hoàn toàn được khuyến khích và đang là xu hướng được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và tính hiệu quả lâu dài.

Khản tiếng đột ngột do cảm lạnh hoặc cúm cần có sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác do vi khuẩn hay virus, khi đó sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, đặc biệt là khi khản tiếng kéo dài hơn hai tuần hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.

Chủ động phòng ngừa viêm họng giúp giọng nói của bạn luôn trong sáng

Nếu tình trạng khản tiếng có liên quan tới một số bệnh lý như polyp dây thanh quản, viêm amidan,… các bác sỹ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh.

Bên cạnh đó, phòng ngừa viêm họng, viêm thanh quản bằng các sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cao rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm sưng sẽ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên hiệu quả, giúp giọng nói trong sáng hơn.

Đông Nhân H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng