- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ cho con bú
Mẹ biết gì về viêm tắc tia sữa?
Cẩn trọng với thuốc kích sữa
Lợi sưng và có mủ tái phát nhiều lần phải làm sao?
Món ngon lợi sữa với lá đinh lăng
Khi trẻ bú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, người mẹ sẽ phải đối mặt với chứng tắc tia sữa. Tại vị trí tắc, sữa bị đông lại, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác và làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa và khiến tình trạng tắc trầm trọng hơn. Ngoài nguyên nhân trên thì tắc tia sữa còn do một số lý do như:
- Sau khi sinh mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa;
- Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây tắc tia sữa;
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường cũng gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
Tắc tia sữa khiến người mẹ khó chịu
Khi bị tắc tia sữa người mẹ sẽ có những dấu hiệu sau: Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời tình trạng trên, người mẹ có thể vị viêm tuyến vú, áp xe vú. Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, người mẹ phải nhanh chóng làm tan sữa, khơi thông dòng sữa.
Làm gì khi tắc tia sữa?
Khi phát hiện tắc tia sữa, các mẹ cần bình tĩnh, xử trí theo các bước sau:
Ép ngực bằng tay: Dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20 - 30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.
Chườm nóng: Sau khi day và ép ngực, mẹ có thể tiếp tục giảm đau bằng cách chườm nóng. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
Hút sữa dư thừa: Chỉ dùng dụng cụ hút sữa trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng.
Mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa để hút lượng sữa thừa bé không bú hết
Để phòng tránh, hạn chế tắc tia sữa sản phụ cần lưu ý một số điều sau:
- Cho bé bú ngay sau sinh, bú liên tục và theo nhu cầu của em bé.
- Thực hành có tư thế và khớp ngậm bú đúng.
- Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông sữa khi cho bú, hoặc là phải dùng máy vắt sữa thường xuyên như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.
- Người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất. Nếu viêm tắc tuyến sữa lâu ngày không khỏi có thể gây viêm tuyến vú, tạo khối áp xe có mủ. Khi đó cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Để tránh tình trạng tắc tia sữa lặp lại, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, day đều bầu vú, vắt sữa ra bình khi bé bú không hết.
- Người mẹ cần nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng, uống nhiều nước (3 - 4 lít/ngày), giữ tinh thần thoải mái, lau rửa sạch đầu vú bằng nước ấm trước và sau khi cho bé bú, rơ lưỡi cho bé mỗi ngày để giữ miệng và lưỡi bé sạch sẽ.
Bình luận của bạn