Dùng kháng sinh thế nào cho đúng?

Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn

Kháng kháng sinh - Mối đe dọa toàn cầu: Bạn có thể làm gì?

Hậu quả do bỏ dở kháng sinh giữa chừng

Thịt gà đầy siêu vi khuẩn MRSA - làm sao để tránh?

Trẻ tiếp xúc với kháng sinh sớm dễ mắc các bệnh dị ứng

Dưới đây là những cách sử dụng kháng sinh đúng cách mà bạn nên biết:

Lựa chọn kháng sinh đúng

Sử dụng kháng sinh hợp lý cần phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và người bệnh. 

Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: Loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. 

Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn loại này mà lại dùng loại kháng sinh khác sẽ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

Lựa chọn sai kháng sinh khiến người bệnh bị kháng kháng sinh

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy lưu ý đến liều lượng thích hợp và chống chỉ định (là phần ghi những trường hợp không được dùng thuốc). Cần đọc phần này để xem thuốc này mình có dùng được không?  

Uống thuốc đủ liều

Bạn nên uống thuốc kháng sinh đủ thời gian, đủ liều theo tư vấn của bác sỹ hoặc dược sỹ. Bởi sử dụng thuốc không đủ liều làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.

Không nên ngừng uống thuốc khi thấy bệnh đỡ hơn

Không đưa thuốc của mình cho người khác

Thuốc kháng sinh được bác sỹ kê cho bạn chỉ phù hợp với bạn. Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình

Bởi vì triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Chẳng hạn như sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn. Hơn nữa, một kháng sinh có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp, thậm chí còn gây tai biến nặng nề cho người khác.

 Không bao giờ đưa thuốc kháng sinh của bạn cho người khác dùng và không bao giờ sử dụng thuốc kháng sinh của người khác để điều trị bệnh của mình. Thậm chí nếu các loại kháng sinh có tên giống nhau bạn cũng không được sử dụng vì liều dùng của mỗi loại đó có thể khác nhau với từng người hoặc tình trạng bệnh. Chia sẻ đơn thuốc với người khác là điều đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già…

Không nên dùng kháng sinh theo đơn thuốc người khác chia sẻ

Dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa

Nếu bạn theo đúng phác đồ điều trị thì về nguyên tắc sẽ không còn thừa nhiều thuốc. Khi dùng lại thuốc thừa từ lần trước hoặc của người khác, có thể thuốc đã hết hạn sử dụng, hoặc được bảo quản không đúng cách nên hiệu quả không còn như ban đầu. Hơn nữa, các triệu chứng bệnh có vẻ giống nhau nhưng nguyên nhân bệnh có thể khác nhau (vì vậy bạn mới cần đi khám bác sĩ!). Hoặc thậm chí, lần trước bác sĩ cho thuốc đó, nhưng hiện giờ thuốc đó đã bị kháng rồi, không dùng được nữa…

Theo dõi tác dụng phụ

Thuốc kháng sinh rất hiệu quả với các bệnh nhiễm trùng nhưng nó cũng đem lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại kháng sinh, liều lượng và cơ địa của mỗi người. Một số người có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn những người khác. Các tác dụng thường gặp khi dùng kháng sinh là: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Những tác dụng phụ trên sẽ giảm dần khi ngừng thuốc kháng sinh. Hãy trao đổi với bác sỹ khi gặp các tác dụng phụ trên tuy nhiên bạn không được tự ý ngừng uống kháng sinh.

Uống thuốc kháng sinh có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy

Nên khám lại sau khi uống thuốc

Sau khi uống kháng sinh bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi tình hình bệnh của bệnh. Nếu bạn bị nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể hết sau khi uống kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng xấu đi thì hãy thông báo với bác sỹ vì có thể bạn cần một kháng sinh mạnh hơn để điều trị bệnh. Bạn cũng cần lưu ý giữa triệu chứng nặng lên của bệnh với phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ khi cơ thể xuất hiện những phản ứng lạ.

Nên tái khám sau mỗi đợt dùng thuốc. Việc này có nhằm để xem vi khuẩn đã thực sự bị tiêu diệt hoàn toàn chưa, hay chúng chỉ đang ở trạng thái “ngủ đông”, chờ cơ hội tiếp theo tấn công vào cơ thể. 

Thanh Tú H+ (Theo Health Hype)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp