Nếu bị nghẹn thức ăn khi ở một mình, bạn hãy bình tĩnh và hành động nhanh chóng để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt
Bị nghẹn ở vùng ngực khi ăn là bệnh gì?
Video: Cấp cứu cho người bị nghẹn, hóc dị vật như thế nào?
Trẻ hay bị nghẹn, phải làm gì để chữa nghẹn?
Dấu hiệu của nghẹn
Theo TS.BS Norman Ng, đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Northwell Staten Island (Mỹ), khi thức ăn hoặc vật lạ mắc kẹt trong cổ họng, nó có thể chặn một phần hoặc toàn bộ luồng không khí, dẫn đến ngạt thở. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu oxy, gây bất tỉnh, suy nội tạng, thậm chí tử vong trong vài phút nếu không được can thiệp kịp thời. Đó là lý do tại sao hành động xử lý nhanh chóng rất quan trọng trong trường hợp khẩn cấp do nghẹn.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn hoặc người khác đang bị nghẹn:
- Dùng tay ôm chặt cổ họng
- Không có khả năng nói chuyện
- Khó thở hay thở khò khè
- Môi, da hoặc móng tay tím tái
- Mất ý thức nếu tắc nghẽn không được giải quyết.
Cách tự xử lý khi bị nghẹn
Bị nghẹn khi ở một mình có thể rất đáng sợ, nhưng điều quan trọng là bạn nên giữ bình tĩnh. Hiểu về cách sơ cứu khi bị nghẹn và có thể làm theo các bước đơn giản sau đây:
1. Ho mạnh nhất có thể
Theo TS.BS Norman Ng, nếu bạn có thể ho, hãy tiếp tục ho mạnh để cố gắng thông tắc nghẽn. Ho là cách tự nhiên của cơ thể để đẩy dị vật ra ngoài.
Nếu bạn không thở được hoặc không phát ra tiếng động, hãy chuyển ngay sang bước tiếp theo.
2. Thực hiện nghiệm pháp Heimlich
Khi một mình, bạn không thể tự vỗ lưng cho mình được, nhưng vẫn có thể tự thực hiện việc ấn bụng để loại bỏ dị vật. Đặt nắm tay phía trên rốn của mình. Dùng tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay đang đặt ở rốn và cúi người lên một chỗ dựa cứng - như bàn hoặc ghế. Ấn nắm tay của bạn vào bên trong, hướng lên trên.
Nếu thực hiện các cách trên mà vẫn không đẩy được dị vật ra ngoài, bạn cần chạy ra khỏi nhà nhờ ngay lập tức sơ cứu hoặc gọi cấp cứu. Ngay cả khi dị vật đã được đẩy ra thành công, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nguyên nhân là vì các kỹ thuật mạnh như Heimlich có thể gây ra tổn thương bên trong; Các mảnh thức ăn hoặc dị vật vẫn có thể mắc kẹt trong đường thở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng; Viêm có thể phát triển sau khi dị vật được lấy ra; Đánh giá y tế có thể phát hiện các tình trạng như rối loạn nhu động thực quản làm tăng nguy cơ nghẹn…
Cách phòng ngừa nghẹn thế nào?
Lời khuyên của TS.BS Norman Ng để giảm nguy cơ nghẹn bao gồm:
- Ăn chậm, nhai kỹ và tránh nói chuyện hoặc cười đùa trong khi ăn.
- Cẩn thận với các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây nghẹn: Ví dụ như bánh mì, thịt, các loại hạt, nho, kẹo cứng…
- Học cách hô hấp nhân tạo và sơ cứu: Những kỹ năng này vô cùng hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, có thể cứu sống chính bạn và người xung quanh.
Bình luận của bạn