Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.2)

Mục tiêu trong điều trị hen suyễn là kiểm soát bệnh và các triệu chứng của bệnh bằng cách xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra triệu chứng kéo dài

Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.1)

Những thảo dược tự nhiên trị hen suyễn (P1)

Những thảo dược tự nhiên trị hen suyễn (P2)

Bà bầu trầm cảm, thai nhi dễ bị hen suyễn

6. Diệt gián

Gián cũng có thể gây dị ứng và làm các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, gián sinh ra mùi có chứa các chất gây ra phản ứng dị ứng với các biểu hiện ho, thở khò khè ở những người có bệnh hen suyễn, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần diệt gián từ trong nhà của bạn.

Diệt gián giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn đột ngột

Bạn nên:

Không để qua đêm thức ăn cho vật nuôi.

Rửa chén đĩa và đồ dùng của bạn ngay sau khi sử dụng chúng.

Làm sạch các quầy và bàn với nước xà phòng.

Sử dụng bẫy gián hoặc thuốc xịt diệt gián.

Cứ 2 - 3 ngày một lần, quét và lau khu vực bạn nhìn thấy gián.

Thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp sân sau, nhà để xe để tránh gián làm tổ.

Bịt tất cả các khe hở nơi gián có thể xâm nhập như bồn rửa, đường ống bị rò rỉ…

Giảm độ ẩm trong nhà vì nó thúc đẩy sự tăng trưởng của gián và nhiều loại côn trùng khác.

Nếu cần thiết, hãy liên lạc với một chuyên gia diệt côn trùng để được tư vấn cụ thể.

7. Tránh căng thẳng

Khi bị căng thẳng, hơi thở của chúng ta sẽ trở nên gấp và nông. Điều này gây co thắt đường hô hấp và có thể dẫn đến các cơn hen suyễn. Ngoài ra, căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị hen suyễn và nhiễm trùng.

Yoga giúp giảm bớt stress từ đó làm nguy cơ lên cơn hen đột ngột

Các cách loại bỏ stress:

Thực hành các bài tập thở sâu để tạo sự bình tĩnh cho mình trong những tình huống căng thẳng.

Tập thể dục thường xuyên, thiền định và yoga để giảm bớt căng thẳng.

Thiếu ngủ có thể đóng góp vào sự căng thẳng vào ngày hôm sau, vì vậy cần ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Tránh căng thẳng bằng cách quản lý thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Yêu cầu giúp đỡ khi bạn không thể kiểm soát sự căng thẳng.

Hãy dành nhiều thời gian hơn để vui chơi với gia đình và bạn bè của bạn.

8. Tập thể dục một cách khôn ngoan

Nhiều người bị hen do tập luyện với những bài tập kéo dài và có cường độ cao. Tuy nhiên, tránh tập thể dục để phòng ngừa cơn hen là điều không cần thiết. Hoạt động thể chất rất quan trọng, ngay cả đối với những người bị bệnh hen suyễn. Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường tim và phổi, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.

Bơi cùng giúp làm giảm triệu chứng của hen suyễn

Bạn nên:

Hãy thử yoga, đạp xe nhẹ nhàng, đi bộ từ trung bình đến nhanh và các môn thể thao như golf, bóng chày, bơi lội, thể dục… với thời gian ngắn và có cường độ tập vừa phải.

Giảm nguy cơ bị lên cơn hen do tập luyện bằng cách tránh tập vào những ngày rất lạnh hoặc rất ấm áp. Nếu bạn đang tập thể dục bên ngoài, cần đeo khẩu trang hoặc khăn che miệng.

Khi tập thể dục, hãy chắc chắn bạn đang thở bằng mũi thay vì bằng miệng.

Trước khi tập bất cứ một bộ môn nào, bạn cần khởi động để làm nóng cơ thể.

Tham khảo ý kiến ​​bác sỹ trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất thể thao.

9. Tránh bị ốm

Nhiễm trùng hô hấp làm tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn

Nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc viêm xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các triệu chứng hen suyễn dẫn đến lên cơn hen. Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm ảnh hưởng đường thở dẫn đến phổi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Nếu gặp các bệnh kể trên, cần tham khảo ý kiến ​​bác sỹ ngay lập tức. Điều trị đúng và kịp thời sẽ giúp giảm bớt thời gian và chi phí chữa bệnh. Bên cạnh đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần chăm sóc tốt cho bản thân và giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh và cúm. 

10. Thay đổi thức ăn

Chế độ ăn nhiều rau giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn

Một chế độ ăn uống tốt rất quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh hen suyễn. Một chế độ ăn giàu vitamin C, E, beta-carotene, flavonoids, magnesium, selenium và các acid béo omega-3 rất tốt cho những người bị bệnh hen suyễn.

Bạn nên:

Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi và hữu cơ.

Ăn thực phẩm có acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hạt lanh...

Bao gồm các loại thảo mộc và gia vị như hương thảo, cây xô thơm, rau oregano, gừng và nghệ trong nấu ăn của bạn.

Tránh ăn các thực phẩm chế biến và đóng gói với các chất phụ gia nhân tạo và chất bảo quản.

Tránh sữa và sản phẩm từ sữa nếu bạn bị dị ứng với protein sữa hoặc có dung nạp lactose.

Tránh ăn nặng và thực phẩm có nhiều chất béo vì chúng làm tăng nguy cơ bị viêm đường thở và ức chế sự cứu trợ được cung cấp bởi các loại thuốc suyễn.

Hen suyễn là tình trạng không khí trong phổi bị tắc nghẽn, từ đó làm cho việc thở trở nên khó khăn với các triệu chứng ho, thở khò khè và khó thở. Đây là căn bệnh mạn tính đang ảnh hưởng đến hơn 20 triệu người Mỹ.

Một số nguyên nhân phổ biến gân hen suyễn bao gồm: Ô nhiễm không khí, dị ứng, thời tiết chuyển lạnh, các bệnh về đường hô hấp, ợ nóng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), khói và những mùi hương kích thích mạnh.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp