Cải thiện thị lực cho trẻ bằng dinh dưỡng và bài tập

Để cải thiện thị lực cho trẻ, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý

4 bài tập đơn giản giúp giảm mỏi mắt hiệu quả

Video: Những bài thể dục cho mắt khỏe mỗi ngày

Đeo kính đọc sách có làm mắt yếu đi?

Inforgraphic: Những thói quen không ngờ gây suy giảm thị lực

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục và kiểm tra mắt thường xuyên là những bước đơn giản để khắc phục tình trạng thị lực kém. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện thị lực một cách tự nhiên: 

Thực phẩm và thực phẩm bổ sung

Dưới đây là những thực phẩm cần phải có trong bữa ăn hàng ngày: 

1. Rau lá xanh 

Các đặc tính chống oxy hóa của carotenoids có thể giúp chống lại các gốc tự do, không để chúng ảnh hưởng đến mắt. Những carotenoids này được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau lá xanh giàu vitamin A. Chúng cũng chứa các vitamin và khoáng chất khác như calci, vitamin C và vitamin B12. Vì vậy, nên cho trẻ ăn bông cải xanh, cải xoăn, rau bina vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin. Những loại rau này không nên nấu quá chín. 

2. Các loại rau củ nhiều màu sắc

Cà chua và củ cải ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng (là nguyên nhân chính gây mất thị lực) và đục thủy tinh thể. Các loại rau củ nhiều màu sắc khác như cà rốt, khoai lang chứa beta-caroten tốt cho võng mạc. Ớt chuông và bí ngòi cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện thị lực. 

3. Các loại hạt 

Hạt hồ trăn, hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt chia, hạt lanh rất giàu vitamin E, giúp phòng ngừa cận thị ở trẻ nhỏ. Những loại hạt này cũng có một số lượng acid béo omega-3 giúp ngăn ngừa khô mắt. 

4. Dầu cá

Dầu cá có thể được chiết xuất từ cá hồi, cá thu, cá ngừ. Võng mạc của chúng ta có chứa DHA là một acid béo có trong dầu cá. Thiếu DHA ở võng mạc có thể gây khô mắt, dẫn đến các vấn đề về mắt. Cho trẻ sử dụng dầu cá có thể ngăn ngừa khô mắt và hạn chế các vấn đề về mắt. 

5. Đậu 

Bioflavonoid và kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, có thể ngăn ngừa võng mạc bị tổn thương. Trẻ nên ăn đậu đen, đậu lăng, đậu thận để có thị lực tốt. 

6. Ngũ cốc nguyên cám

Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho mắt, được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, gạo nâu. Ngũ cốc nguyên cám cũng chứa những chất dinh dưỡng tốt cho mắt như niacin và vitamin E. Vì vậy, thay vì cho trẻ ăn carbohydrate trắng như bánh mì trắng, mì ống, nên cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên cám. 

7. Trứng 

Trứng rất giàu vitamin A, protein và lutein - một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và mù lòa. Trứng cũng giúp duy trì tính toàn vẹn cấu trúc mắt và giúp mắt khỏe mạnh hơn. 

8. Trái cây

Vitamin C có trong cam, ổi, chanh, cà chua, dâu tây... rất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh. Dưỡng chất này cũng giúp phòng ngừa nhiễm trùng mắt. Trái cây màu cam hoặc màu vàng như xoài, đu đủ và quả mơ rất giàu vitamin A, rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh quáng gà. Quả mơ là một siêu trái cây giàu carotenoids, beta-carotene và lycopene tốt cho mắt. Quả việt quất và nho chứa anthocyanin giúp cải thiện tầm nhìn ban đêm, do đó, giúp mắt dễ dàng thích nghi với bóng tối. Quả việt quất cũng có flavonoid tăng cường thị lực như resveratrol, quercetin và rutin.

9. Thịt bò 

Thịt đỏ rất giàu kẽm - giúp đưa vitamin A từ gan đến võng mạc. Điều này hỗ trợ việc sản xuất melanin không bị gián đoạn trong mắt. Melanin là sắc tố trong mắt giữ cho các tế bào cảm quang võng mạc khỏe mạnh và hạn chế bệnh quáng gà.

10. Quả bơ 

Lutein có trong quả bơ là một vitamin carotene giúp ngăn ngừa mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực ở trẻ em. 

11. Bổ sung vitamin

Nếu trẻ biếng ăn, kém hấp thu, bố mẹ nên xem xét việc bổ sung vitamin cho trẻ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

Tập thể dục cho mắt 

- Hướng dẫn trẻ di chuyển mắt lên xuống. Nói với trẻ nhìn lên trần nhà và tập trung, sau đó nhìn xuống và tập trung. Yêu cầu trẻ thực hiện lặp lại 10 lần. Sau đó, thay đổi sang hai bên và lặp lại.

- Yêu cầu trẻ di chuyển mắt theo những cách khác nhau. Trẻ có thể di chuyển nhãn cầu theo đường chéo, theo hình zic zac và theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Lặp lại bài tập này 10 - 20 lần. Tuy nhiên, hãy hướng dẫn trẻ chỉ di chuyển mắt chứ không phải di chuyển đầu. 

- Một bài tập đơn giản khác là chớp mắt. Yêu cầu trẻ chớp mắt thường xuyên để giữ ẩm cho mắt. 

- Bài tập đảo mắt cũng giúp ích. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện các bài tập này thường xuyên có thể cải thiện thị lực của trẻ. 

- Massage vùng quanh mắt bằng đầu ngón tay cũng có thể thư giãn mắt. Thậm chí, bạn có thể massage cổ của trẻ để thư giãn. Nhắm mắt và xoa bóp mí mắt bằng đầu ngón tay. 

- Thở bằng bụng, hít sâu để nhận đủ oxy. 

Thói quen lành mạnh 

Một số thói quen lành mạnh có thể giúp tăng cường thị lực cho trẻ: 

- Cho trẻ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga, đường tinh chế... 

- Luôn đảm bảo đủ ánh sáng hoặc ánh sáng tự nhiên khi trẻ đọc sách. 

- Tránh sử dụng điện thoại, máy tính kéo dài. 

- Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. 

- Kiểm tra mắt định kỳ có thể giúp hạn chế, phát hiện những vấn đề về mắt. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt