Cận thị càng nặng càng dễ mù lòa

Cận thị nặng dễ gây tổn thương thủy tinh thể và gây đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

Coi chừng mù mắt khi bị đục thủy tinh thể!

Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể thế nào?

Đục thủy tinh thể do lão hóa điều trị thế nào?

Mất thị lực, mù lòa đe dọa người cận thị nặng

Thông thường, người cận thị sẽ nhìn mờ, nhòe, không rõ nét những sự vật ở xa nhưng lại thấy rõ những sự vật ở gần; Khi độ cận tăng, người bệnh hay nheo, dụi mắt, nghiêng đầu khi nhìn, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập... Bên cạnh đó, do mắt phải tăng cường điều tiết, người bị cận thường cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mỏi mắt… sau một thời gian tập trung nhìn.

Nếu trong 1 năm độ cận có mức độ tăng từ 1 điốp trở lên có nghĩa là người bệnh đã mắc cận thị tiến triển. Đây không đơn giản là tổn thương thị lực làm mắt nhìn mờ mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm tại võng mạc như bong võng mạc, xuất huyết dịch kính…

Khi bị cận thị nặng, nhãn cầu mắt to ra sẽ làm thay đổi cấu trúc sắp xếp của các protein cấu tạo nên thủy tinh thể, làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, võng mạc bị kéo mỏng đi sẽ gây ra hàng loạt các biến đổi và bệnh lý nguy hiểm… ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng nhìn.

Cận thị nặng sẽ gây một loạt các bệnh về mắt nguy hiểm

Trong một nghiên cứu gần đây về tỷ lệ người bị đục thủy tinh thể ở Hàn Quốc, các nhà khoa học đã tìm thấy đục thủy tinh thể có xu hướng phát triển sớm hơn ở những người bị cận thị. Ngoài ra, những người bị đục thủy tinh thể nếu phẫu thuật Phaco thì thị lực sẽ không tốt như những người không bị cận thị.

Theo một nghiên cứu khác ở Australia với hơn 3.600 người ở độ tuổi từ 49 – 97, các nhà khoa học phát hiện những người bị cận thị khi còn trẻ dễ bị đục thủy tinh thể hơn khi về già. Thêm vào đó, những người có độ cận thị cao có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp đôi so với những người có độ cận thấp.

Điều trị sớm cận thị - hạn chế đục thủy tinh thể

Dù là tật khúc xạ rất phổ biến nhưng nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì hậu quả do cận thị gây ra rất nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên chủ động phòng ngừa tình trạng cận thị tiến triển.

Cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cận thị tiến triển

Nếu cha mẹ có con bị cận thị, hãy giúp trẻ xây dựng những thói quen lành mạnh như khi đọc sách, viết bài bạn cần hướng dẫn trẻ giữ một khoảng cách an toàn từ mắt đến sách 30cm. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng đó là việc cung cấp ánh sáng vừa đủ, không quá sáng cũng không quá tối tránh làm mắt phải điều tiết quá mức, nhằm bảo vệ và làm hạn chế việc tăng độ ở mắt 

Cha mẹ cũng nên quan tâm tới việc ăn uống của trẻ để giúp hạn chế và phòng ngừa bệnh cận thị phát triển. Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho trẻ: Kẽm, magne, vitamin A, vitamin C…

Ngăn ngừa độ cận tiến triển chính là bạn đang thực hiện “kế hoạch” dài hạn bảo vệ đôi mắt khỏi nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể khi có tuổi. Muốn làm được điều này, ngoài các lời khuyên kể trên, bổ sung sớm các dưỡng chất cần thiết cho mắt (lutein, zeaxanthin, vitamin B2, quercetin… ), cùng các hoạt chất có khả năng bảo vệ cấu trúc protein trong thủy tinh thể như Alpha lipoic acid sẽ là “bước đệm” quan trọng giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đục thủy tinh thể.

Thanh Tú H+ (Theo Allaboutvision)

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt