Coi chừng mù mắt khi bị đục thủy tinh thể!

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam

Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể thế nào?

Đục thủy tinh thể do lão hóa điều trị thế nào?

Mắt mờ sau phẫu thuật đục thủy tinh thể do đâu?

Nước ép cần tây giúp điều trị đục thủy tinh thể

Triệu chứng của đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein này được sắp xếp trật tự để ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, gây cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này của mắt gọi là đục thủy tinh thể.

Phần lớn đục thủy tinh thể là do tuổi già, chiếm tới 80% các trường hợp. Một số trường hợp có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc đục thủy tinh thể thứ phát (thường gặp ở một số người bị bệnh đái tháo đường, người dùng thuốc steroid kéo dài, do chấn thương…).

Nếu tình trạng đục thủy tinh thể để quá lâu mà không được chữa trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng cườm nước khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt và làm tổn hại nặng nề đến các tế bào thần kinh thị giác trên võng mạc. Điều đó có thể gây mù vĩnh viễn dù sau này được điều trị.

Phần lớn đục thủy tinh thể là do tuổi già

Đối với đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật lấy thủy tinh thể là cách điều trị hiệu quả nhất.

Ở giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể có thể không gây khó chịu gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên, dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều, khiến bệnh nhân có thể xuất hiện những khó chịu như:

- Nhìn mờ.

- Có cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng (ví dụ thấy chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh hoặc thấy quầng sáng quanh đèn).

- Nhìn màu có cảm giác bị nhạt hơn.

- Thị giác kém hơn vào ban đêm.

Thị lực của bệnh nhân bị suy giảm khi bị đục thủy tinh thể

- Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình. 

- Độ kính đang đeo bị thay đổi thường xuyên.

- Thị lực nhìn gần trở nên tốt hơn trong giai đoạn đầu nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.

Tùy theo diễn biến tình trạng bệnh, mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ở giai đoạn đầu, mắt của người bệnh có dấu hiệu mờ dần, cảm giác như có màn sương che phủ và bị chói mắt khi ra ngoài nắng. Khi bệnh nặng hơn, thị lực của bệnh nhân sẽ bị giảm đi đáng kể, và xuất hiện hiện tượng nhìn một thành hai, ba.

Điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phẫu thuật không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Sau mổ bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ kê, tránh bụi bẩn, tránh các chấn thương, va đập và tái khám theo lịch hẹn để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp bác sỹ để khám lại.

Có khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau mổ thủy tinh thể mờ mắt trở lại do đục bao sâu, gây suy giảm thị lực. Tình trạng này có thể xử lý được bằng cách sử dụng tia laser. Ngoài ra, một số trường hợp sau mổ một thời gian mắt mờ đi, không nhìn được do các nguyên nhân khác như mắc bệnh đái tháo đường, có bệnh về đáy mắt hoặc viêm màng bồ đào, tăng huyết áp gây vỡ mạch máu... 

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn đồ quá cứng. Ăn các món giàu chất chống oxy hóa, giúp chức năng gan tốt, tránh măng, hành, tỏi, giá, đậu...

Trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên tăng cường bổ sung Omega-3 có trong các loại cá, các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết và tốt cho mắt như vitamin A, vitamin C, kẽm... có nhiều trong các rau củ quả có màu xanh đậm và màu đỏ, để giúp tăng cường sức đề kháng cho mắt, có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh về mắt và giúp đôi mắt sáng khỏe.

Tuy vậy, khi có tuổi, hoặc mắc các bệnh mạn tính, việc hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm ăn uống hàng ngày bị ảnh hưởng, gây thiếu hụt các chất chống oxy hóa, làm giảm khả năng “dọn dẹp” rác thải được sinh ra hàng ngày trong mắt.

Ngoài thực phẩm ăn uống hàng ngày, bệnh nhân nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid cùng Hoàng đằng, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin… Những dưỡng chất này sẽ làm tăng hiệu quả bảo vệ mắt, hạn chế sự tấn công làm tổn thương mắt từ môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. 

Thanh Tú H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt