Thể dục thể thao sẽ hạn chế sự thất thoát của tế bào
xương - Ảnh: Shutterstock
Để biết sức khỏe khung xương có tốt hay không, femmeactuelle.com khuyên nên chú ý và thực hiện những yêu cầu sau:
- Đo chiều cao mỗi năm một lần sẽ giúp nhận biết khung xương có tốt hay không. Sụt chiều cao do loãng xương là yếu tố đầu tiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp hoặc vẹo cột sống, dẫn đến tình trạng chống nén đốt sống. Có thể phát hiện sự khác biệt từ chụp X-quang cột sống, đốt xương sống ngang lưng và khung xương chậu. Bác sĩ sẽ chỉ định viên bổ sung nếu có hiện tượng bao gồm tất cả những yếu tố vừa kể.
- Cung cấp can xi: thành phần chính trong cấu trúc xương và có rất nhiều trong sữa, trong các chế phẩm từ sữa gạn béo. Theo báo cáo của Tổ chức Sức khỏe thế giới thì người lớn nên chú ý đến hàm lượng can xi cung cấp hằng ngày ở mức từ 400 - 500 mg, tương đương với 1 ly sữa lớn, 4 hũ yaourt hoặc 500 gr phô mai trắng. Cũng có thể tìm thấy can xi trong rau cải lá xanh, cá mòi hộp, đậu khô, hạt dẻ, hạt hạnh nhân... Lưu ý: thịt cũng có cũng thể cung cấp can xi, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ sản sinh ra chất chua mà để trung hòa cơ thể sẽ rút trích can xi trong kho dự trữ của xương.
- Chọn môn thể thao thích hợp. Để củng cố hệ xương, nên có chương trình vận động vì xương chỉ làm mới lại khi có hoạt động. Bơi lội, đạp xe, đi bộ, tennis, nhảy dây, khiêu vũ, yoga và dưỡng sinh. Người ta đã xác định những môn này có thể giúp hạn chế sự thất thoát của tế bào xương và giúp chúng tăng sinh.
- Quan tâm đến yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Những người có cha, mẹ hoặc dì đã từng bị nứt, gãy cổ xương đùi, xương ống chân hay xương cổ tay thì cần cảnh giác. Tính cách di truyền ở đây là không thể thay đổi được. Ngoài ra, thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố làm chậm lại quá trình sản xuất tế bào xương. Sau cùng, những tai nạn gây gãy xương khi nhỏ như té hay va chạm mạnh cũng có thể tăng cơ chế thoái hóa xương.
Bình luận của bạn