Bệnh lây truyền từ động vật sang người là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Thực đơn tuần mới: Thử làm salad tôm, canh kim chi đãi cả nhà!
Bùng phát virus Nipah ở Ấn Độ, WHO cảnh báo về đại dịch tiếp theo
Bùng phát virus Nipah ở Ấn Độ, WHO cảnh báo về đại dịch tiếp theo
Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu năm 2023
Viêm gan do rượu, bia tăng đột biến trong đại dịch COVID-19
Theo nghiên cứu mới đăng tải trên chuyên san Sức khỏe Toàn cầu BMJ (thuộc Hiệp hội Y khoa Anh), dự đoán tới năm 2050, các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người sẽ gia tăng theo hàm mũ, gây ra số ca tử vong cao gấp 12 lần năm 2020.
Nhóm nghiên cứu tại công ty công nghệ sinh học Ginkgo Bioworks (Mỹ) đã thu thập dữ liệu về hơn 3000 đợt bùng phát dịch bệnh trong vòng gần 60 năm qua. 4 chủng bệnh được phân tích gồm: Filovirus (như Ebola, Marburg), SARS-1 (gây ra SARS), virus Nipah (gây phù não) và virus Machupo (gây sốt phát ban đen Bolivia).
Họ phát hiện, hầu hết các đại dịch thời hiện đại xảy ra do các mầm bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Chúng có thể “nhảy” từ vật chủ ban đầu tới con người qua tiếp xúc trực tiếp, qua các vector trung gian truyền bệnh (như muỗi, bọ ve), qua tiếp xúc với nơi cư trú của động vật, hoặc do nguồn nước và thức ăn bị nhiễm mầm bệnh.
Ví dụ điển hình cho các bệnh lây truyền từ động vật sang người là COVID-19. Tính đến tháng 5/2023, toàn thế giới có hơn 6,8 triệu ca tử vong được xác nhận là do COVID-19.
Nghiên cứu mới này phát hiện ra rằng, số lượng dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ tăng gần 5% mỗi năm, với số ca tử vong tăng khoảng 8,7% mỗi năm. Nếu không có gì thay đổi, tới năm 2050, số đợt lây nhiễm sang người sẽ tăng 4 lần, kéo theo số ca tử vong cao gấp 12 lần năm 2020.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, con số ước tính này còn “khá dè dặt”, bởi họ không tính đại dịch COVID-19 toàn cầu có quy mô lớn hơn nhiều so với các đợt bùng phát khác. “Dựa trên bằng chứng lịch sử, ta thấy chuỗi các bệnh dịch do mầm bệnh từ động vật gần đây không phải ngẫu nhiên. Chúng tuân theo một xu hướng kéo dài nhiều thập kỷ, cho thấy các bệnh dịch lây truyền từ động vật diễn ra với quy mô ngày càng lớn và tần suất cao hơn”, nghiên cứu nhận định.
Các nhà khoa học trước đó đã dự đoán, biến đổi khí hậu cùng với sự nóng lên toàn cầu góp phần làm tăng các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Khi môi trường sống bị phá hủy, các loài động vật sẽ di cư đến các khu vực khác tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn. Điều này có thể dẫn chúng đến những khu vực gần khu định cư của con người - tạo điều kiện tiếp xúc giữa động vật hoang dã và con người.
Nghiên cứu này cho thấy, với xu hướng hiện tại, các quốc gia cần có biện pháp khẩn cấp để giám sát và chuẩn bị cho sự lây lan của các bệnh có khả năng đe dọa sức khỏe toàn cầu.
Bình luận của bạn