Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu năm 2023

Tỷ lệ người hút thuốc lá trên toàn thế giới đang giảm

Phát hiện ung thư phổi di căn giai đoạn cuối do thói quen 20 năm

Ngày Thế giới không thuốc lá: 5 lý do khiến bạn muốn bỏ hút thuốc lá ngay

Hút thuốc lá thụ động và những hệ lụy khôn lường

Hút thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Báo cáo mới của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu, được hỗ trợ bởi Bloomberg Philanthropies, tập trung vào việc bảo vệ người dân khỏi khói thuốc thụ động, nhấn mạnh rằng gần 40% quốc gia hiện có những nơi công cộng trong nhà hoàn toàn không có khói thuốc.

Trong 15 năm qua kể từ khi các biện pháp kiểm soát thuốc lá Mpower của WHO được giới thiệu trên toàn cầu, tỷ lệ hút thuốc đã giảm. Tỷ lệ hút thuốc trên toàn cầu đã giảm từ 22,8% trong năm 2007 xuống còn 17% trong năm 2021. Nếu không nhờ có xu hướng này, thế giới hiện đã có thêm 300 triệu người hút thuốc.

Trong báo cáo, WHO đã hối thúc các nước mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá Mpower bao gồm: bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá; đề nghị giúp đỡ để bỏ thuốc lá; cảnh báo về sự nguy hại của thuốc lá; thực thi các lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ; và tăng thuế đối với thuốc lá.

Không gian công cộng không khói thuốc cũng là một chính sách trong tập hợp các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, Mpower, nhằm giúp các quốc gia thực hiện Công ước Khung của WHO về Kiểm soát Thuốc lá và kiềm chế đại dịch thuốc lá.

Báo cáo đánh giá tiến độ của các quốc gia trong việc kiểm soát thuốc lá cho thấy, cùng với Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, Mauritius và Hà Lan là hai quốc gia mới nhất đã thông qua toàn bộ các biện pháp chống thuốc lá, vốn được khuyến nghị trong cuộc chiến chống khói thuốc nguy hiểm này.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định dần dần sẽ ngày càng có nhiều người được bảo vệ khỏi tác hại của thuốc lá.

Tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia trong việc bảo vệ người dân khỏi mối nguy hại này.

WHO hối thúc các quốc gia mở rộng quy mô các biện pháp kiểm soát thuốc lá

WHO hối thúc các quốc gia mở rộng quy mô các biện pháp kiểm soát thuốc lá

Thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong có thể ngăn ngừa được, khi cướp đi sinh mạng của 8,7 triệu người/năm, bao gồm 1,3 triệu người tử vong do hít phải khói thuốc thụ động.

"“Mặc dù tỷ lệ hút thuốc đang giảm, nhưng thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể ngăn ngừa được trên thế giới - phần lớn là do các chiến dịch tiếp thị không ngừng của ngành công nghiệp thuốc lá" - Michael R. Bloomberg, Đại sứ toàn cầu của WHO về các bệnh không truyền nhiễm và thương tích cho biết.

Theo WHO, hiện có 8 quốc gia chỉ còn thiếu một chính sách để gia nhập nhóm đi đầu trong công tác kiểm soát thuốc lá gồm Ethiopia, Iran, Ireland, Jordan, Madagascar, Mexico, New Zealand và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, vẫn có 2,3 tỷ người tại 44 quốc gia chưa được bảo vệ bởi bất kỳ biện pháp chống thuốc lá nào của WHO.

Giám đốc thúc đẩy y tế của WHO, ông Ruediger Krech cho rằng việc 53 quốc gia vẫn chưa có lệnh cấm thuốc lá hoàn toàn tại các cơ sở y tế là điều không thể chấp nhận được.

Báo cáo của WHO cũng chỉ ra rằng hiện có rất ít quy định về thuốc lá điện tử. Trên toàn cầu, có 121 quốc gia đã thông qua một số biện pháp liên quan đến thuốc lá điện tử.

Tuy nhiên, 74 quốc gia (chiếm gần 1/3 dân số thế giới) không áp dụng quy định liên quan đến các sản phẩm này như không cấm sử dụng nơi công cộng, không yêu cầu dán nhãn cảnh báo và không cấm quảng cáo.

Báo cáo cũng lưu ý rằng rất ít quốc gia áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, khi có tới 88 quốc gia (với tổng dân số 2,3 tỷ người) không quy định độ tuổi tối thiểu khi mua thuốc lá điện tử.

Theo WHO, khoảng 1,3 triệu người tử vong vì hít phải khói thuốc mỗi năm. Những người tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ, các bệnh về đường hô hấp, đái tháo đường type 2ung thư. Tuy nhiên, tất cả những cái chết này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.

Báo cáo của WHO cũng chứng minh rằng tất cả các quốc gia không phân biệt mức thu nhập đều có thể giảm nhu cầu về thuốc lá độc hại, để đạt được những thắng lợi lớn cho sức khỏe cộng đồng và tiết kiệm cho nền kinh tế hàng tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe và năng suất làm việc.

 
Hiệp Nguyễn (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin