Virus Marburg gây sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nặng là tử vong
Thêm 5 người ở Châu Phi tử vong do nhiễm virus Marburg
Virus Marburg: Những lần xuất hiện và nguy cơ xảy ra tại Việt Nam?
Dòng chảy Sức khỏe+: WHO họp khẩn vì đợt bùng phát virus có tỷ lệ tử vong lên tới 88%
Thêm quốc gia Châu Phi phát hiện ca nghi nhiễm virus Marburg
Virus Marburg đang lan rộng
Theo AFP, ngày 24/3, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, ông Matshidiso Moeti cho biết, hiện virus Marburg đã lan truyền ở ba khu vực khác nhau trong phạm vi hơn 160km, cho thấy khả năng lây truyền của virus rộng lớn hơn. Một tuyên bố khác cho biết, các trường hợp có dấu hiệu nhiễm virus này cũng xuất hiện ở các tỉnh giáp biên giới Gabon và Cameroon, có nghĩa là “không thể loại trừ nguy cơ lây lan ra quốc tế”.
Quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus Marburg là Tanzania. Trước đó, 9 người ở Guinea Xích đạo tử vong vì virus này. Cameroon phát hiện 2 trường hợp nghi mắc.
Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng Quốc gia Tanzania đã phân tích mẫu và xác định 8 trường hợp dương tính, có triệu chứng sốt, nôn mửa, xuất huyết và suy thận. 5 trong số 8 trường hợp đã tử vong, 3 người còn lại đang điều trị.
"Tanzania đã kiểm soát được đợt lây nhiễm mới của Marburg. Cho đến nay các trường hợp nhiễm bệnh vẫn chưa được báo cáo ở bất kỳ nơi nào khác ngoài khu vực bị ảnh hưởng" - Bộ trưởng Y tế Tanzania Ummy Mwalimu cho biết, theo Financial Times.
Đợt bùng phát Marburg ở Tanzania liên quan đến 161 người tiếp xúc. Các nước láng giềng ở Đông Phi là Uganda và Kenya đã tăng cường giám sát biên giới để ngăn chặn sự lây truyền.
Tiến sĩ Ahmed Ogwell Ouma, quyền Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi cho biết, trình tự gene từ 2 đợt bùng phát cách nhau khoảng 3.218 km sẽ được kiểm tra và phân tích xem liệu chúng có liên quan đến nhau hay không.
Khả năng virus lây lan nhưng không bị phát hiện
Kể từ khi dịch bùng phát từ Guinea Xích đạo, có 9 ca xác nhận đã nhiễm Marburg nhờ phân tích trong phòng thí nghiệm và 20 ca nghi nhiễm. Trong số 9 ca xác nhận nhiễm, 7 người đã thiệt mạng, trong khi 20 ca nghi nhiễm đều đã tử vong.
Trong số 20 trường hợp nghi nhiễm, các bệnh nhân có tất cả các triệu chứng của bệnh và đã tiếp xúc với các trường hợp được xác nhận, nhưng không thể lấy mẫu từ cơ thể họ hoặc không thể điều trị, một quan chức của WHO cho biết, theo AFP.
Như vậy, tới nay, thế giới đã ghi nhận có 33 trường hợp tử vong do liên quan tới đợt bùng phát virus Marburg ở hai nước Châu Phi.
Mới đây, theo WHO, ngày 23/3, Guinea Xích đạo cũng ghi nhận thêm 8 ca nhiễm virus Marburg ở các tỉnh Kie-Ntem, Litoral và Centre-Sur. Các khu vực này cách xa nhau cho thấy khả năng virus đã lan rộng hơn.
WHO cho biết: “Sự phân bố địa lý rộng rãi của các ca bệnh và mối liên hệ dịch tễ học không chắc chắn ở tỉnh Center-Sur cho thấy khả năng lây lan virus trong cộng đồng mà không bị phát hiện”.
Theo Telegraph, Tiến sĩ Kinda O'Reilly, Giám đốc y tế của International SOS cho biết, bản cập nhật số lượng ca nhiễm đã tiết lộ có những trường hợp ở nhiều tỉnh thuộc Guinea Xích đạo, cho thấy các quan chức y tế đã không theo dõi đầy đủ vụ bùng phát.
"Mặc dù những trường hợp đầu tiên phát sinh ở một tỉnh nông thôn xa xôi, nguy cơ lây lan ra xa hơn sẽ tăng lên nếu virus đến thành phố" - Tiến sĩ Kinda O'Reilly nói và cho rằng, sự bùng phát virus Marburg cùng với đợt bùng phát Ebola gần đây sẽ làm tăng động lực để tìm ra vaccine và phương pháp điều trị cho những loại virus đó.
WHO đánh giá nguy cơ của đợt bùng phát là "rất cao" ở cấp quốc gia, "vừa phải" ở cấp khu vực và "thấp" trên toàn cầu. Tổ chức này đã cử các chuyên gia hỗ trợ hai quốc gia phản ứng với đợt bùng phát bệnh và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Thuộc cùng họ virus với Ebola, Marburg được coi là cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra một dạng sốt xuất huyết do virus, dẫn đến chảy máu mũi, miệng hoặc các bộ phận cơ thể khác. Các triệu chứng khác bao gồm mất nước, buồn nôn, nôn, đau họng và đau bụng. Sau đó, chúng có thể gây ra xuất huyết và chảy máu từ các lỗ trên cơ thể. Trong một số đợt bùng phát, 9/10 người bị nhiễm bệnh đã tử vong.
Theo Telegraph, hiện không có vaccine hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus được phê duyệt, nhưng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng tốt giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực Châu Phi, cho biết: "Việc xác nhận những trường hợp mới này là bước quan trọng để tăng cường các nỗ lực ứng phó nhằm nhanh chóng ngăn chặn chuỗi lây truyền và khả năng bùng phát quy mô lớn gây tử vong".
Theo các chuyên gia, Marburg có độc lực cao nhưng có thể được kiểm soát và ngăn chặn một cách hiệu quả bằng cách triển khai nhanh chóng các biện pháp ứng phó với ổ dịch.
Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi nhiễm mầm bệnh này từ 24% tới tối đa 88% trong các đợt bùng dịch trước đó, tùy vào chủng của virus và phương thức kiểm soát dịch bệnh ở từng khu vực. Virus được truyền sang người từ dơi ăn quả và lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể, bề mặt và vật liệu bị nhiễm bệnh.
Bình luận của bạn