Tràn lan thông tin sai sự thật về chứng tự kỷ trên TikTok

Không thể sử dụng mạng xã hội TikTok để "tự chẩn đoán" chứng tự kỷ

Cha mẹ cần làm gì để theo dõi việc dùng mạng xã hội của con?

Tại sao dùng mạng xã hội khiến bạn ngủ muộn?

Khuyến cáo cách sử dụng mạng xã hội an toàn dành cho trẻ vị thành niên

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Với hơn một tỷ người dùng, mạng xã hội TikTok là nơi cộng đồng mạng chia sẻ nhiều thông tin hữu ích từ giải trí tới mua sắm, sinh hoạt. Mặt trái của nền tảng này cũng là lượng thông tin khổng lồ và không hề được kiểm soát, sàng lọc.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Tự kỷ A.J Drexel, thuộc Đại học Drexel – một trong 15 trường đại học tư lớn nhất nước Mỹ, đã phát hiện phần lớn video trên TikTok về rối loạn phổ tự kỷ (hay chứng tự kỷ) không phù hợp với ý kiến của giới chuyên môn lâm sàng.

2 nhà lập trình viên đã tiến hành kiểm tra độc lập các video sử dụng hashtag #Autism (Tự kỷ) đăng trên nền tảng TikTok trong tháng 7/2022. Họ tập trung vào những video mô tả chi tiết về chứng tự kỷ như nêu nguyên nhân, triệu chứng. Sau đó, các video được phân loại thành nhóm chính xác, không chính xác hoặc khái quát hóa quá mức so với các kiến thức chuyên môn hiện tại về chứng tự kỷ. Khái quát hóa quá mức xảy ra khi người dùng đưa ra một kết luận, một tuyên bố dựa trên một sự kiện hoặc một chuỗi trùng hợp ngẫu nhiên, thay vì bằng chứng được đúc kết từ nghiên cứu khoa học.

Chủ đề tự kỷ thu hút hàng triệu lượt quan tâm trên nền tảng TikTok

Chủ đề tự kỷ thu hút hàng triệu lượt quan tâm trên nền tảng TikTok

Báo cáo cho thấy, tính đến thời điểm đó, các video về chủ đề tự kỷ thu được hơn 11,5 tỷ lượt xem (hiện tại đã hơn 30 tỷ). Trong đó, 133 video hàng đầu thu hút gần 200 triệu người xem và hơn 25,2 triệu lượt thích. Chỉ có 27% trong số video đó đưa ra các thông tin có căn cứ. Còn lại, 41% chứa thông tin sai sự thật và 32% đưa ra những thông tin khái quát hóa quá mức (không có bằng chứng khoa học).

Lượt tương tác thu về từ video đúng và sai sự thật không có sự khác biệt lớn. Những video do chuyên gia y tế sản xuất thường đưa ra các kiến thức đáng tin cậy hơn.

Các nội dung trên nền tảng TikTok lan truyền thông tin sai lệch về chứng tự kỷ theo 2 cách. Thứ nhất là xuyên tạc trắng trợn các sự thật về chứng rối loạn này này nhằm các mục đích như bán sản phẩm “chữa tự kỷ”. Thứ hai, dựa trên kinh nghiệm cá nhân mà lan truyền những thông tin mang tính quy chụp về chứng tự kỷ. Trong khi đó, rối loạn phổ tự kỷ có nhiều dạng từ nhẹ đến nặng, mỗi người có thể có những kiểu hành vi đặc trưng riêng.

Trẻ tự kỷ có biểu hiện riêng trong vận động, học tập hay khả năng chú ý. Những dấu hiệu này đôi khi cũng gặp ở những trẻ hoặc người không hề mắc rối loạn phổ tự kỷ. Với sự sai lệch lớn trong những thông tin trên TikTok, nhóm nghiên cứu khuyến cáo, các chuyên gia y tế cần tham gia đẩy lùi thông tin sai sự thật có thể gây hại cho người tự kỷ cũng như gia đình, người thân của người tự kỷ. Thiếu sót nào khiến người dân phải tìm kiếm những thông tin y khoa trên TikTok, đó cũng là bài toán mà ngành y cần giải quyết. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa