Khuyến cáo cách sử dụng mạng xã hội an toàn dành cho trẻ vị thành niên

Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu của trẻ vị thành niên trong xã hội hiện nay

Những điều bạn không nên đăng lên mạng xã hội khi đi du lịch

Học sinh tiểu học đang mất ngủ vì mạng xã hội

Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này, quá trình phát triển diễn ra liên tục, bắt đầu với những biến đổi tâm lý sinh khi dậy thì. Ước tính phải tới khoảng 25 tuổi, quá trình thay đổi về thần kinh – não bộ mới kết thúc.   

Với trẻ vị thành niên, việc sử dụng mạng xã hội không còn gì xa lạ. Với tốc độ trưởng thành riêng, tác động của mạng xã hội tới mỗi cá nhân cũng có sự khác biệt. Dựa trên những bằng chứng khoa học mới nhất, Hiệp hội Tâm lý học Mỹ đưa ra 10 khuyến cáo giúp bảo vệ sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ trên không gian mạng:

1.     Giới trẻ dùng mạng xã hội nên được khuyến cáo sử dụng các chức năng tạo cơ hội hỗ trợ xã hội, đồng hành và chia sẻ cảm xúc, thúc đẩy các tương tác xã hội lành mạnh.

Sử dụng mạng xã hội đúng cách là phương pháp tương tác, kết nối có lợi cho trẻ trong giai đoạn stress hoặc bị cô lập ngoài đời thực. Đây cũng là cách kết nối với các bạn đồng trang lứa, có cùng vấn đề trong giai đoạn "đang lớn".

2.     Các tính năng của mạng xã hội cần được thiết kế phù hợp với khả năng phát triển nhận thức của trẻ.

Các tính năng sử dụng mạng xã hội như nút like, nội dung đề xuất, hạn chế thời gian sử dụng, thông báo… cần được điều chỉnh phù hợp với khả năng nhận thức và giao tiếp của trẻ vị thành niên. Ở tuổi này, trẻ cần được nhắc nhở rõ ràng và nhiều lần về cách thức mạng xã hội thu thập và sử dụng thông tin người dùng. Từ đó, trẻ sẽ thận trọng hơn khi chia sẻ thông tin trên mạng.

3.     Ở giai đoạn vị thành niên sớm (thường là 10-14 tuổi), cha mẹ vẫn cần giám sát việc sử dụng mạng xã hội của trẻ: Thường xuyên kiểm tra, trao đổi, hướng dẫn. Dần cho trẻ quyền tự quyết khi trẻ lớn lên, hoặc đã có kỹ năng xử lý thông tin trên môi trường số. Tuy nhiên, việc giám sát cũng cần được thực hiện trên tinh thần tôn trọng quyền riêng tư của con.

4.     Để giảm thiểu các tác hại với sức khỏe tâm lý, nên hạn chế để trẻ vị thành niên tiếp xúc với những nội dung về: Hành vi vi phạm pháp luật, hành vi thích nghi không tốt về tâm lý (như khuyến khích tự sát, tự làm hại bản thân, kích thích rối loạn ăn uống…)

5.     Hạn chế để trẻ vị thành niên tiếp xúc với "bạo lực mạng": Phân biệt chủng tộc trên mạng, các định kiến hay thù ghét đối với các nhóm thiểu số trong xã hội (chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, khuyết tật).

Nghiên cứu cho thấy, bạo lực và tấn công trên mạng thường nghiêm trọng hơn nhiều so với bạo lực ngoài đời thật, nên có thể gây tổn hại lớn với sự phát triển tâm lý cúa người trẻ.

6.     Thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu trẻ lạm dụng mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và thói quen hàng ngày.

Các dấu hiệu cảnh báo gồm:

- Dù trẻ muốn dừng, nhận thức được rằng mạng xã hội đang cản trở các công việc cần thiết, nhưng vẫn tiếp tục lên mạng.

- Nỗ lực cố gắng để thời gian lên mạng không bị gián đoạn.

- Khao khát được dùng mạng xã hội, dừng các hoạt động khác vì muốn lên mạng xã hội.

- Liên tục dành nhiều thời gian lên mạng hơn giới hạn bản thân trẻ tự đưa ra.

- Có hành vi lừa dối để tiếp tục được lên mạng xã hội.

- Cơ hội học tập và duy trì các mối quan hệ thân thiết bị cản trở hoặc mất đi do sử dụng mạng xã hội.

7.     Không để việc sử dụng mạng xã hội cản trở thời gian ngủ và hoạt động thể chất.

Trẻ vị thành niên cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, duy trì chu kỳ thức – ngủ khoa học. Sử dụng các thiết bị công nghệ để lên mạng xã hội trong vòng 1 tiếng trước giờ ngủ có thể cản trở giấc ngủ của trẻ. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài gây hại quá trình phát triển não bộ tuổi vị thành niên, đặc biệt là chức năng về cảm xúc, tăng nguy cơ tự sát.

8.     Hạn chế dùng mạng xã hội để so sánh, đặc biệt là những nội dung liên quan đến ngoại hình, làm đẹp.

Nghiên cứu cho thấy, việc lên mạng để so sánh, bình phẩm vẻ ngoài có ảnh hưởng xấu tới giới trẻ, gây ra tự ti về bản thân, chứng rối loạn ăn uống, các dấu hiệu trầm cảm. Tình trạng này phổ biến ở bạn gái.

9.     Trước khi cho trẻ lên mạng xã hội, gia đình và nhà trường nên dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản khi sử dụng nền tảng số. Kiến thức này giúp trẻ biết cách tận dụng mạng xã hội cân bằng, an toàn, có ý nghĩa.

Một số kiến thức, kỹ năng cần thiết gồm:

- Biết đặt ra câu hỏi về tính chính xác, khách quan của nội dung trên mạng.

- Hiểu các kỹ thuật được dùng để lan truyền tin giả, thông tin sai lệch.

- Biết cách tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh trên mạng; Xử lý xung đột xảy ra trên mạng…

10. Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu về cả mặt tích cực – tiêu cực của mạng xã hội với sự phát triển của trẻ vị thành niên. Đặc biệt cần những nghiên cứu dài hạn, với nhóm tuổi nhỏ hơn và những nhóm thiểu số trong cộng đồng.

 
Quỳnh Trang (Theo APA)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ