Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trẻ em là đối tượng gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng

Học sinh tiểu học đang mất ngủ vì mạng xã hội

Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn

Video: Công nghệ thông tin, mạng xã hội đang khiến teen bị trầm cảm?

"Nghiện" mạng xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

6 vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố nhiều hành vi vi phạm của các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam, đặc biệt là trên nền tảng TikTok. Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã điểm lại 6 vi phạm của TikTok:

Một là, không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.

Hai là, TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung "giật tít, câu view", bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. Trong số đó, có những trào lưu nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng như trào lưu hướng dẫn các em bé chui đầu vào ống cống, nhảy xuống đường chạm đầu vào xe tải... khiến nhiều trẻ nhỏ ở Việt Nam học theo.

Nhiều trẻ nhỏ dưới 13 tuổi (theo độ tuổi giới hạn của TikTok) vẫn có thể đăng ký tài khoản và sử dụng nền tảng này

Nhiều trẻ nhỏ dưới 13 tuổi (theo độ tuổi giới hạn của TikTok) vẫn có thể đăng ký tài khoản và sử dụng nền tảng này

Ba là, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…

Bốn là, TikTok không quản lý hoạt động của các Idol TikTok nên để nhiều Idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.

Năm là, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền.

Sáu là, TikTok không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.

Trong tháng 5 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành để thanh, kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam. 

Đầu tháng 4, TikTok đã bị các cơ quan quản lý quyền riêng tư của Vương quốc Anh phạt 12,7 triệu bảng Anh vì không bảo vệ dữ liệu của trẻ em. Ước tính có khoảng 1,4 triệu trẻ dưới 13 tuổi tại quốc gia này đang sử dụng nền tảng TikTok mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Nghiên cứu mới trên tạp chí Science chỉ ra, trẻ em không phải "người lớn" thu nhỏ. Theo Diana Fishbein – Đại học North Carolina (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, não bộ của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên vẫn còn trong quá trình phát triển nên rất dễ tổn thương.

Đặc trưng của giai đoạn này là hệ thần kinh liên quan tới học tập, kiểm soát cơn bốc đồng, khả năng ra quyết định, lên kế hoạch cho tương lai… đều chưa chín chắn. Do đó, trẻ chưa đủ khả năng đánh giá hậu quả hành động của mình. Trẻ vị thành niên cũng có xu hướng tham gia vào những hành vi liều lĩnh với hệ quả tiêu cực trên môi trường mạng.

Chia sẻ với tờ Mirror, chuyên gia về quyền riêng tư Mehak Siddiqui của VPNOverview gợi ý một số biện pháp bảo vệ trẻ trên môi trường mạng:

Đặt máy tính, thiết bị điện tử ở vị trí cha mẹ có thể dễ dàng giám sát việc sử dụng của trẻ

Đặt máy tính, thiết bị điện tử ở vị trí cha mẹ có thể dễ dàng giám sát việc sử dụng của trẻ

Đặt máy tính ở phòng sinh hoạt chung

Vị trí thích hợp để đặt máy tính của gia đình bạn là ở phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung, nơi mà trẻ biết cha mẹ có thể theo dõi bất cứ lúc nào. Điều này nhắc nhở trẻ rằng, trẻ đang được giám sát. Nếu cha mẹ không ở nhà thường xuyên, hãy sử dụng các phần mềm giám sát, giúp chặn các website độc hại có thể tiếp cận với trẻ.

Đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công nghệ

Internet là công cụ hữu ích cho việc học tập lẫn giải trí, tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian lên mạng không phải là điều tốt. Một số thiết bị như điện thoại, máy tính bảng cho phép người dùng đặt giới hạn thời gian sử dụng. Sau khoảng thời gian đó, thiết bị sẽ tự tắt, cha mẹ không phải "kè kè" bên cạnh kiểm tra trẻ.

Không để trẻ đăng tải hình ảnh lên mạng

Việc đăng tải bất cứ nội dung nào lên Internet sẽ để lại dấu vết mãi mãi. Cha mẹ nên đặt ra quy ước với trẻ rằng, con không nên đăng tải, chia sẻ bất cứ hình ảnh nào lên mạng.

 

Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các đối tác triển khai khóa học trực tuyến thúc đẩy các kỹ năng làm cha mẹ toàn diện. Chương trình được xây dựng bởi một nhóm các chuyên gia về phát triển toàn diện trẻ thơ hàng đầu tại Việt Nam, với 20 bài học dành về chăm sóc trẻ từ 0-8 tuổi với các hình thức trực quan sáng tạo, minh họa các tình huống và thách thức trong việc nuôi dạy con cái của cha mẹ.

Ngoài những nội dung về chăm sóc sức khỏe, vui chơi cùng con, khóa học còn có nội dung về bảo vệ an toàn cho con trên môi trường mạng, phòng chống xâm hại, chăm sóc sức khỏe tâm lý… Phụ huynh quan tâm có thể truy cập khóa học tại đây: http://elearning.tongdai111.vn/#/

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ