Cảnh báo tình trạng ma túy “ngụy trang” trong thực phẩm

Hợp chất cần sa trong thực phẩm gây ngộ độc

Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về dinh dưỡng cho người bị mắc sa sút trí tuệ

Bệnh viện Bạch Mai: Gắp thành công dị vật hiếm gặp trong đường thở của bệnh nhân

Một người phụ nữ bị ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô

Ngộ độc do ăn bánh ngọt tẩm cần sa

Mới đây nhất là trường hợp một phụ nữ 56 tuổi ở Hà Nội nhập viện tại Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân phát hiện chất THC (một chất chính có trong cần sa). Rất may bệnh nhân được cấp cứu và điều trị kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch.

Trước đó, vào tháng 6/2022, Công an Hà Nội đã phát hiện và thu giữ một số loại ma túy được ngụy trang dưới dạng chocolate ghi nhãn hiệu Chill Max bán công khai trên mạng xã hội. Có 5 người đã nhập viện điều trị sau khi ăn phải chocolate này. Qua quá trình giám định, cơ quan công an đã phát hiện chất ADB – BUTINACA trong các viên chocolate. Đây là chất thường được phát hiện có trong các mẫu "cỏ Mỹ", có tác dụng gây ảo giác tương tự như các chất ma túy thuộc nhóm cần sa tổng hợp được tẩm vào các mẫu thảo mộc, nhưng không có trong Danh mục các chất ma túy theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020.

Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Đà Nẵng), hiện nay, có nhiều loại ma túy mới xuất hiện, không chỉ dưới các dạng truyền thống như dạng viên, dạng bột, dạng tem… mà còn được trộn vào nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống như: Bánh lười “Lazy Cakes” chứa cần sa; Nước nho Ribena chứa ketamine, Nước xoài “Crispy Fruit” chứa chất ma túy Bromazepam, Nimetazepam;…

Bánh ngọt Lazy Cakes, còn gọi bánh lười, thực chất là một loại ma túy có thể gây nghiện mà người dùng không hay biết.

Bánh ngọt Lazy Cakes, còn gọi bánh lười, thực chất là một loại ma túy có thể gây nghiện mà người dùng không hay biết.

Điều đáng nói, ngộ độc cấp dễ xảy ra ở trường hợp ăn thực phẩm chứa cần sa hơn là hút, bởi vì ăn cần sa tác dụng chậm nên người ăn thường dễ quá liều, từ đó dễ gây ngộ độc, đặc biệt là hệ thống thần kinh.

Do đó, các bác sỹ khuyến cáo người dân, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn, uống trong căng tin của nhà trường, chỉ mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Lý do là các sản phẩm có tẩm ma túy, cần sa nói trên không khó tiếp cận, có thể len lỏi trong các hàng quán, ngõ ngách mà người bán không hay biết. Bao bì sản phẩm dễ nhẫm với nước uống giải khát, bánh kẹo, thuốc lá thông thường để sử dụng thuận tiện, không cần che giấu.

Nếu trẻ không sinh hoạt bình thường, cáu gắt đột ngột, giận dữ, mơ màng hoặc ngồi thẫn thờ, gia đình cần nghĩ tới việc trẻ đã sử dụng ma túy dưới dạng bánh kẹo như trên. Khi ấy, nên đưa ngay trẻ tới các bệnh viện lớn, cơ sở y tế tin cậy để xét nghiệm, có phương án điều trị phù hợp.

Được biết, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn pha trộn ma túy dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc... vừa qua, Giám đốc CATP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy, cách nhận biết ma túy, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử dễ bị tội phạm lợi dụng pha trộn nhằm cảnh báo tới nhà trường, phụ huynh, học sinh sinh viên và giới trẻ về tác hại của các loại ma túy "núp bóng".

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội