Cánh tay robot thực chất có nguyên lý hoạt động giống tay người
Thủ tướng Singapore phẫu thuật bằng robot
Nhật Bản ra mắt robot giường nằm dành cho người khuyết tật
Robot đọc được cảm xúc con người
Việt Nam có trung tâm phẫu thuật nội soi ứng dụng Robot
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học sử dụng thiết bị thần kinh nhân tạo để cấy ghép vào thần kinh ngoại vi hoặc vỏ não sơ bộ khiến cho các cử động trên cánh tay robot bị giật, chậm và không mượt mà.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm một con đường khác: Gắn trực tiếp thiết bị thần kinh nhân tạo vào thẳng vỏ não vận động để nhận lệnh trực tiếp. Hai dãy vi điện cực được cấy vào vỏ não sau thùy đỉnh, có nhiệm vụ xử lý thông tin thực hiện các động tác.
Máy tính nhận và giải mã thông tin phát đi từ hai dãy vi điện cực được cấy ghép về một động tác cụ thể nào đó và thực hiện động tác đó. GS Richard Andersen - Đại học California (Mỹ) cho biết, thành công của nghiên cứu này là ở chỗ người bệnh chỉ cần tưởng tượng ý định của hành động nào đó và cánh tay robot sẽ "cụ thể hóa" ý định đó một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
Tương tự như khi bạn muốn cầm lấy một cốc nước, não bộ sẽ không suy nghĩ về cử động của xương, tay hoặc của các cơ bắp như thế nào để có thể cầm được cốc nước đó mà chỉ nghĩ rằng "lấy cốc nước để uống", các cánh tay robot này cũng hoạt động với nguyên lý như vậy.
Các nhà khoa học nhận định những thí nghiệm ban đầu này mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh và không tự điều khiển được các chi.
Bình luận của bạn