8 cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm chị em cần biết

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khá đơn giản

Ăn nấm rừng, 20 người nhập viện cấp cứu

Gần một trăm công nhân nghi ngộ độc khí gas

​Tử vong vì ăn thịt cóc

Kẹo ngậm ho là thuốc hay là... kẹo?

Hãy là người tiêu dùng thông thái

Chị em nên bắt đầu phòng ngừa ngộ độc từ việc lựa chọn nguồn thực phẩm cho gia đình mình. Các sản phẩm tươi sống nên được bảo quản đúng cách ngay khi đưa về nhà. Đối với những loại thực phẩm đóng gói sẵn, chú ý nhiệt độ bảo quản và hạn sử dụng của sản phẩm.

Thông thái khi lựa chọn thực phẩm

Các chuyên gia lưu ý rằng ngay cả một siêu thị cao cấp cũng không thể đảm bảo được nguồn thực phẩm có an toàn hay không. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của cả gia đình, cẩn thận vẫn là trên hết.

Rửa tay trước khi chế biến thức ăn
Những người nội trợ cần biết rằng, rửa tay kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc nước rửa tay trước khi chế biến thức ăn là rất quan trọng. Điều này giúp rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn bám dính và tích tụ trên bàn tay trong suốt cả ngày, từ đó sẽ ngăn ngừa vi khuẩn di chuyển vào thực phẩm. Ngoài ra, rửa tay trước và sau khi ăn cũng như trước và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cũng là thói quen tốt để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
Rửa sạch nguyên liệu trước khi nấu để ngăn ngừa ngộ độc
Giữ thực phẩm sống và chín xa nhau
Thịt, cá, gia cầm… có thể chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu bạn để chúng gần các thực phẩm nấu chín, các vi khuẩn này sẽ ngay lập tức tấn công sang và làm ô nhiễm thực phẩm chín. Vì thế, để hạn chế nguy cơ ngộ độc, hãy giữ thực phẩm sống và thực phẩm chín xa nhau và tốt nhất nên sử dụng các dụng cụ khác nhau để chế biến các nguyên liệu này.
Không ăn trứng sống
Trứng sống thường được sử dụng trong việc chế biến một số món ăn. Nếu không thể tránh khỏi việc sử dụng trứng cho mục đích này tránh ăn trứng khi chưa chín. Trứng sống chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella, được biết đến là tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Ngay cả trứng lòng đào (chưa chín hẳn - PV), các chị em cũng không nên ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người già.
Nhiệt độ an toàn
Điều tối kỵ là không nên lấy thức ăn trong tủ lạnh ra hơn 1 tiếng đồng hồ rồi mới chế biến, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Thực phẩm được lưu trữ trong tủ lạnh tuy an toàn, nhưng khi đem ra ngoài và để quá lâu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng. Do đó, các chị em nên nấu ngay để diệt sạch đám vi khuẩn này.
 Thức ăn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp dễ dẫn đến hiện tượng nửa sống nửa chín. Thức ăn chỉ chín một phần sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc. Canh và các món hầm cần được đun sôi với nhiệt độ trên 70oC; Gà luộc, chiên phải đạt nhiệt độ 165oC.
Bỏ thực phẩm nghi ngờ bị hư hỏng
Một món ăn ngon, hấp dẫn, nhưng nếu bạn để trong tủ lạnh quá lâu, nó không chỉ bị mất mùi mà còn có thể bắt đầu chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh mỗi ngày. Nếu món ăn được lưu giữ hơn 4 ngày, cần tiễn nó ra khỏi cửa mà chẳng cần phân biệt nó có màu hay mùi ra sao.
Sử dụng khăn sạch lau bát đĩa
Nhà bếp sạch sẽ và các bề mặt tiếp xúc khác trong bếp cần được lau chùi với chất khử trùng sau khi nấu ăn là điều vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, thỉnh thoảng rửa bát đĩa bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn và lau sạch chúng. Khăn lau chén không sạch có thể chứa đến 100 tỷ vi khuẩn sau khi được sử dụng liên tục trong một tuần.
Tiểu Bắc H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp