Cạo gió không cẩn trọng là nguy!

Tuyệt đối không được cạo gió cho người bị cảm phong nhiệt

Cạo gió không khéo dễ liệt tay

Những sai lầm nguy hiểm khi cạo gió

Cạo gió, giác hơi sao cho hiệu quả

"Trị" cảm lạnh bằng Đông y

Cạo gió như thế nào?

Khi gặp gió, lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ, thời tiết, cơ thể con người có phản ứng co thắt để bảo vệ, gây ứ đọng huyết độc, khí độc gây đau người, nhức mỏi, mỏi mệt, đau đầu. Lúc này, cạo gió sẽ tác động lên vùng cơ bị nhức mỏi. Dầu xoa nóng hoặc sự cọ sát giữa thìa bạc, đồng xu bạc với da thịt sẽ giúp làm giãn cơ, lưu thông khí huyết.

Khi cạo gió, người ta hay dùng một đồng xu bạc, hoặc nhẫn bạc, dây chuyền bạc nhét vào trong lòng trắng trứng gà đã luộc chín, bọc bằng một tấm khăn mềm, mỏng. Khi cạo, các lỗ chân lông giãn ra, giúp khí độc thoát ra ngoài. Lòng trắng trứng lại có tác dụng bịt các lỗ chân lông, ngăn không cho khí độc từ ngoài xâm nhập vào cơ thể. Hoặc, có thể xoa dầu gió vào vùng cơ cần cạo gió, dùng thìa bạc, dụng cụ cạo gió để cạo. 

Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể: Hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên, dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Mỗi bộ phận có thể cạo từ 3 - 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Khi cạo, nên nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh để tạo vết.

Khi cạo gió vào mùa đông cần đóng kín cửa, giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người. 

Ai không nên cạo gió?

Ngoài bệnh nhân tim, bệnh nhân tăng huyết áp, phụ nữ có thai, bác sỹ Hương còn lưu ý, những người bị cảm phong nhiệt tuyệt đối không nên cạo gió. Bởi, cơ thể người bị cảm phong nhiệt hoặc say nắng có nhiệt độ cao, muốn trị phải dùng phương pháp lạnh để hạ nhiệt. Dùng dầu gió, rượu gừng cạo gió sẽ càng khiến khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể, khiến bệnh càng nặng hơn. Nguy hiểm hơn, cạo gió lúc này còn làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến các tai biến như xuất huyết não, liệt mặt, méo mồm. 

Người bị cảm phong nhiệt khác cảm lạnh ở chỗ: Cảm lạnh thường ít sốt, gai gai người; Cảm phong nhiệt thì nóng, khô môi, nước tiểu vàng, ra mồ hôi. 

Lưu ý, tuyệt đối không được cạo gió với trẻ em, bởi da của trẻ mỏng dễ dẫn đến xung huyết, khí huyết cũng yếu, không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. 

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp