Chẩn đoán sớm được xơ vữa động mạch não sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch cảnh
Xơ vữa động mạch cảnh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thế nào?
Vì sao nguy cơ xơ vữa động mạch thường xảy ra sau tuổi 45?
Chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành, hậu quả khó lường
Xơ vữa động mạch não hình thành như thế nào?
Nồng độ Cholesterol Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và nồng độ triglyceride cao sẽ hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch, ngăn cản máu lưu thông lên não. Các mảng xơ vữa tích tụ dần khiến động mạch não bị hẹp dần và xơ cứng. Có khi một mảng xơ vữa hoặc cục máu đông tách ra và trôi theo dòng máu đi lên một động mạch nhỏ hơn trong não cũng sẽ gây tắc mạch máu não. Xơ vữa động mạch thường gây hai biến chứng chủ yếu là co thắt mạch và huyết khối động mạch, nhất là động mạch của tim và não. Xơ vữa động mạch thường xuất hiện rất sớm nhưng tiến triển lặng lẽ có thể trong nhiều năm cho tới khi phát lộ những dấu hiệu đầu tiên của động mạch vành hay động mạch não.
Xơ vữa động mạch não xảy ra chủ yếu ở các động mạch lớn và ở những nơi áp lực cao. Mảng xơ vữa không bao giờ xảy ra đơn độc mà có nhiều chỗ trên động mạch và xảy ra cùng lúc trên nhiều động mạch.
Xơ vữa động mạch não là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhồi máu não.
Bệnh xơ vữa động mạch do khá nhiều yếu tố gây nên như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh van tim, cơ tim, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ăn uống không lành mạnh, thừa cân, béo phì.
Xơ vữa động mạch não thường có những triệu chứng gì?
Người mắc xơ vữa động mạch não có khá nhiều biểu hiện như:
- Đau đầu: Đau đầu mang tính chất căng kéo ở vùng thái dương - trán, thường vào buổi sáng với cảm giác chóng mặt, giảm khả năng làm việc, trí nhớ kém.
- Ù tai: Trạng thái dễ bị kích thích, rối loạn chức năng hoạt động thần kinh (sắc thái ức chế, rối loạn giấc ngủ...).
- Cảm giác yếu, tê, kim châm một bên cơ thể, không nhấc được tay, chân.
- Không nhìn thấy gì ở một bên mắt.
- Khó nói, nói không rõ
Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm:
- Huyết áp của người bệnh tăng nhẹ, cũng có khi tụt thấp. Các trạng thái về tinh thần như giảm khả năng làm việc, trí nhớ giảm, biến đổi tâm lý nhẹ, các dây thần kinh sọ não bình thường, điện não có tần số không ổn định xuất hiện.
Biểu hiện ở thời kỳ muộn
- Thay đổi tâm lý, trạng thái trầm cảm, dễ bị kích thích, hoảng sợ, trí tuệ sa sút không hồi phục.
Chẩn đoán xơ vữa mạch máu não
- Sử dụng công cụ chẩn đoán gồm: chụp động mạch (Arteriogram), xét nghiệm cholesterol, chụp X-quang ngực, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), quét hai mặt, siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG hoặc EKG), kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục (kiểm tra căng thẳng của tim), siêu âm nội mạch, quét MRI (chụp cộng hưởng từ), chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron).
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ của một số chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu, tìm ra các điểm bất thường để chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
- Điện tâm đồ (Electrocardiogram): Phương pháp nhằm phát hiện và ghi lại hoạt động điện của tim và cho biết tim đập nhanh như thế nào và nó có nhịp đều đặn hay không.
- Siêu âm: Siêu âm động mach cảnh ngoài sọ; siêu âm Doppler xuyên sọ (Transcranial Doppler Ultrasound) đo tốc độ dòng máu ở các động mạch nền não; siêu âm nội mạch (Intravascular Ultrasound) đánh giá thay đổi thành mạch và biến chứng sau can thiệp.
- Chụp mạch máu cắt lớp vi tính: Phương pháp này giúp hát hiện chi tiết trong và ngoài lòng mạch như vôi hóa hay huyết khối.
- Chụp X quang ngực - chụp X quang ngực chụp ảnh các cơ quan và cấu trúc bên trong lồng ngực, bao gồm tim, phổi và mạch máu - chụp X quang ngực cũng có thể tiết lộ các dấu hiệu của suy tim.
- Thực hiện một số bài test kiểm tra căng thẳng sử dụng thuốc nhuộm phóng xạ, sóng âm thanh, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc chụp cộng hưởng từ tim (MRI) để chụp ảnh tim của bạn khi nó hoạt động mạnh và khi nó nghỉ ngơi. Những bài kiểm tra căng thẳng bằng hình ảnh này có thể cho biết máu đang chảy trong các bộ phận khác nhau của tim như thế nào và cũng có thể cho biết tim bơm máu tốt như thế nào khi nó đập.
Cách điều trị xơ vữa mạch máu não
Bệnh nhân nên đến khám tại bệnh viện và sử dụng các thuốc tim mạch, huyết áp theo hướng dẫn của bác sỹ. Dùng thuốc kết hợp điều trị vật lý trị liệu sớm.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý với mức calo vừa đủ. Hạn chế hoặc không ăn thịt mỡ, lòng đỏ trứng, kem, bơ, pho - mát, chocolat, cacao, dầu dừa, dầu lạc.
- Tập thể dục vừa sức với độ tuổi và bệnh tật.
- Giảm stress, giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh.
- Bỏ hẳn hút thuốc
- Điều trị tích cực và kiên nhẫn nếu mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đã bị cơn thiếu máu não cục bộ.
Sư dụng các sản phẩm hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên cũng sẽ là một sự lựa chọn tốt. Các nhà khoa học đã tìm ra công thức thảo dược giúp hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nâng cao sức khỏe thành mạch máu. 2 dược liệu cổ truyền là hoa hòe và đan sâm được cả Đông y và y học hiện đại chứng minh có tác dụng tích cực với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, công thức còn kết hợp với hoạt chất sinh học Immunesoyz - emzyme chiết xuất từ đậu tương lên men, giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp tắc lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu tới não, tới tim).
Đây là thành quả nghiên cứu của Dự án chương trình quốc gia số CNC.02.DAPT/13, đã được cấp chứng chỉ công nhận là Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn bởi Liên Hiệp Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam.
Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).
CÔNG DỤNG:
Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch
– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.
* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.
– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Chú ý:
– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP
Số XNQC là: 1475/2020/XNQC -ATTP
Bình luận của bạn