Mùi hôi chân gây cho bạn nhiều phiền toái
Mồ hôi tiết lộ bí mật sức khỏe của bạn
Bàn chân thể hiện tính cách
Cách giảm đau, viêm dây chằng bàn chân (P1)
Cách giảm đau, viêm dây chằng bàn chân (P2)
1. Baking Soda
Baking soda là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ mùi hôi chân. Nó giúp trung hòa độ pH của mồ hôi và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Cách sử dụng: Thêm baking soda vào nước ấm (mỗi lít nước tương đương với một muỗng canh) và ngâm chân từ 15 - 20 phút mỗi tối trong khoảng thời gian một tuần. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể rắc baking soda vào trong giày và tất trước khi đi.
2. Dầu hoa oải hương
Dầu hoa oải hương không chỉ có hương thơm dịu nhẹ mà còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Thêm nữa, nó có đặc tính kháng nấm hiệu quả trong việc điều trị mùi hôi chân.
Cách sử dụng: Cho một vài giọt tinh dầu hoa oải hương trong nước ấm. Ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Lặp lại hai lần mỗi ngày trong một vài ngày.
3. Bột phèn
Bột phèn có đặc tính làm se và sát trùng. Vì vậy, nó ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn.
Cách sử dụng: Hòa một thìa cà phê bột phèn trong một cốc nước ấm. Rửa chân với dung dịch. Sau 15 - 20 phút, lau khô chân kỹ lưỡng và rắc thêm một ít bột phèn xung quanh bàn chân. Thực hiện mỗi ngày một lần.
4. Muối epsom
Muối epsom giúp điều trị mùi hôi ở bàn chân nhờ đặc tính chống nhiễm trùng, chống vi khuẩn. Ngoài ra, muối epsom cũng rất có hiệu quả trong điều trị đau chân mạn tính.
Cách sử dụng: Hòa hai muỗng cà phê muối epsom trong một nửa xô nước ấm. Ngâm chân từ 10 - 15 phút. Để có kết quả tốt nhất, nên áp dụng phương pháp trước khi đi ngủ.
5. Trà đen
Trà đen chứa acid tannic giúp diệt các vi khuẩn gây mùi hôi chân. Nó cũng làm se khít lỗ chân lông trên đôi chân, từ đó giúp giảm sự xuất hiện của mồ hôi và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
Cách sử dụng: Đun sôi hai túi trà đen trong ba chén nước nóng. Thêm một nửa xô nước bình thường để giảm nhiệt độ của dung dịch. Ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Mỗi ngày làm một lần trong khoảng một tuần.
Muối epsom giúp điều trị mùi hôi ở bàn chân nhờ đặc tính chống nhiễm trùng, chống vi khuẩn
6. Giấm
Giấm giúp trị mùi hôi chân vì nó tạo ra một môi trường có tính acid làm vi khuẩn không thể tồn tại.
Cách sử dụng: Hòa nửa chén giấm với 6 - 8 ly nước nóng. Dùng dung dịch để ngâm chân từ 10 - 15 phút. Cuối cùng, rửa chân thật kỹ bằng xà phòng để loại bỏ các mùi giấm.
7. Hàn the (Borax)
Hàn the là một chất khử trùng giúp diệt vi khuẩn gây ra mùi hôi chân.
Cách sử dụng: Hòa một nửa cốc hàn the và giấm trong hai ly nước. Đổ dung dịch vào trong bình phun sương và phun vào bên trong đôi giày.
8. Đường tẩy tế bào chết (Sugar Scrub)
Không chỉ giúp loại bỏ da chết và các vết chai, đường tẩy tế bào chết cũng giúp loại bỏ mùi hôi ở đôi bàn chân.
Cách sử dụng: Hòa đường và cồn isopropyl (91% hoặc cao hơn) với một ít nước sạch. Về tỷ lệ, lượng đường phải nhiều hơn nước, tỷ lệ cồn isopropyl với nước là 1:5. Chà xát bàn chân của bạn với hỗn hợp từ 5 - 10 phút để loại bỏ tế bào da chết và vi khuẩn. Cuối cùng rửa chân thật sạch. Áp dụng ít nhất 3 lần một tuần.
Lưu ý: Để có kết quả tốt hơn, nên ngâm chân trong nước ấm trước khi thực hiện biện pháp này.
9. Lá xô thơm (sage)
Lá xô thơm có chứa acid tannic giúp giảm mồ hôi tiết ra và có tính kháng khuẩn kháng nấm mạnh mẽ để điều trị mùi hôi chân.
Cách sử dụng: Cho một ít lá xô thơm vào trong giày và tất.
10. Gừng
Gừng cũng là một giải pháp hiệu quả đối với đôi chân bốc mùi vì nó ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn cũng như loại bỏ các độc tố.
Cách sử dụng: Xay nhuyễn gừng, đổ bột gừng vào trong một cốc nước nóng. Để lắng trong vòng 10 - 15 phút. Lọc bã, dùng dung dịch xoa bóp bàn chân nhẹ nhàng mỗi đêm trước khi đi ngủ. Thực hiện mỗi ngày trong hai tuần để có được kết quả tích cực.
Bình luận của bạn