Điều trị 8 loại chấn thương thường gặp tại nhà

Ở nhà, bạn cũng có thể bị thương tích

Chồng đánh vợ chấn thương đầu, ​nói mê sảng

Thuốc điều trị ung thư đáp ứng với... chấn thương tủy sống

Bé gái ngã chấn thương sọ não tại điểm giữ trẻ

​Phòng tổn thương dây chằng đúng cách

Trẹo chân

Nếu bị trượt ngã và trẹo chân, đừng vội nắn hay bóp gì vì nó sẽ làm chân tổn thương nặng hơn. Bạn có thể chườm lạnh trong vòng 20 phút để chân đỡ sưng. Nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất với bất kỳ ai bị trẹo chân. Không đi cà nhắc vì nguy cơ tiếp tục chấn thương dây chằng rất cao.

Khi bị ngã mà chân bầm tím, sưng quá to hoặc có các biểu hiện tụ máu trong, nhức xương thì rất có thể bạn đã bị gẫy xương hoặc nứt xương. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

Đứt tay

Lấy một chiếc khăn sạch và ấn mạnh vào vết thương trong khoảng 5 - 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, xả nước sạch vào vết thương một lát trước khi bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng bó lại.

Nếu vết thương quá rộng khoảng 1,5cm, máu không ngừng chảy (trường hợp vết thương nhỏ nhưng quá sâu), bạn nên đến bệnh viện để được cầm máu kịp thời.

Bỏng

Ngay khi bị bỏng, hãy xả ngay nước vào vùng bị bỏng càng nhanh càng tốt. Lưu ý rằng, nước xả phải là nước sạch có nhiệt độ bình thường, không dùng nước ấm hay nước quá lạnh và xả cho đến khi hết rát. Bạn có thể bôi kem kháng sinh lên vết bỏng.

Một số mẹo như bôi kem đánh răng, bôi nước mắm... vào vết bỏng là một sai lầm nghiêm trọng, có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng nguy hiểm. Không chườm đá vì da lúc đó đã bị tổn thương, đá lạnh làm cho lưu lượng máu giảm khiến vết thương lâu khỏi.

Nếu bạn bị bỏng sâu, bỏng diện tích rộng, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa bỏng để được điều trị.

Xước da, tổn thương da vì sắt han gỉ

Bước đầu tiên là làm sạch với nước ấm và xà phòng. Nếu bạn không nhớ mình đã tiêm phòng uốn ván hay chưa, hãy đến bệnh viện kiểm tra.

Nhiều người thường rửa vết thương bằng oxy già nhưng đó là một sai lầm vì oxy già sẽ khiến cho da bị tổn thương nặng hơn. Đến bệnh viện ngay khi bạn phát hiện ra vùng có vết thương chuyển màu đỏ hoặc ngày càng nóng hơn.

Ong đốt

Khi bị ong đốt, hãy rút ngay cái kim của con ong còn đang cắm trên da bạn, rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước. Bạn cũng có thể giảm đau bằng cách chườm đá hoặc một liều thuốc giảm đau.

Sau khi bị ong đốt mà khó thở, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Tiêu Bắc H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp