Chảy máu sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu sau sinh là một tai biến sản khoa thường gặp và dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viagra và caffeine có thể cứu sống trẻ sinh non

Nguy hiểm mang tên: Sinh non và già tháng!

Lưu ý dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non

Chặn đứng nỗi lo sinh non nhờ vitamin tổng hợp

BS. Phạm Thị Nguyệt (theo SKĐS) cho biết: Cần phân biệt hiện tượng chảy máu sinh lý và chảy máu bệnh lý để không quá hoang mang lo lắng. Thông thường, khi các sản phụ chuyển dạ, lượng máu mất sinh lý trong suốt thời gian đẻ (do rạn nút cổ tử cung và xổ rau) khoảng 300ml. Nếu lượng máu mất nhiều hơn 500ml thì là bệnh lý, cần phải xử trí ngay. Để phát hiện và phân biệt được chảy máu sinh lý - bệnh lý cần theo dõi lượng máu chảy ra ngoài âm đạo sau sinh. Cần đặc biệt chú ý nếu tình trạng chảy máu ri rỉ nhưng liên tục để kịp thời can thiệp nếu cần thiết. Bởi về, mặt lý thuyết thì chảy máu đến 500ml mới là bệnh lý, nhưng nếu để mất máu hơn 500ml mới phát hiện thì việc điều trị sẽ khó khăn và sản phụ có thể tử vong. Chảy máu sau sinh không chỉ từ âm đạo hay tử cung mà còn có thể từ các vị trí khác (tầng sinh môn, âm hộ, sót rau - sót màng, rau không bong, tử cung mất đàn hồi,...). Đồng thời, máu chảy ra có thể bao gồm cả sản dịch, lẫn cục máu đông,... 

Ngoài vấn đề máu chảy, cần theo dõi thêm tử cung (có quá to hay quá mềm,...) và tình trạng thể trạng chung của sản phụ (vật vã, hốt hoảng hoặc nằm li bì, mặt tái, chân tay lạnh, thở nông, mạch nhanh, huyết áp hạ,...) để có các xử trí kịp thời. 

Đặc biệt, đối với các trường hợp sảy thai, nếu bệnh nhân có đến khám và điều trị tại các trung tâm sản khoa thì thủ thuật thường làm của nhân viên y tế là nạo sạch rau và tiêm oxytoxin để giúp co hồi tử cung và phòng chống chảy máu, sau đó sẽ chống nhiễm trùng bằng kháng sinh... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu các thủ thuật này được thực hiện không tốt và triệt để thì cũng có thể dẫn đến chảy máu sau nạo. Triệu chứng có thể gặp là: Bệnh nhân ra máu kéo dài sau nạo, máu hôi, đau bụng ngày càng tăng, có sốt và có thêm cả dấu hiệu nhiễm trùng.

Phòng ngừa thế nào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, cần sàng lọc sớm các trường hợp nguy cơ cao để có biện pháp phòng ngừa (chuyển tuyến). Đó là những sản phụ sinh đôi, thai to, đa ối, đẻ từ lần thứ 5 trở đi, có bệnh nội khoa, chuyển dạ kéo dài, tiền sử có chảy máu sau đẻ. Ngoài ra, cần theo dõi sát các sản phụ sau đẻ: Đếm mạch, đo huyết áp quan sát toàn thể trạng, vùng âm hộ, sự co hồi tử cung để phát hiện sớm chảy máu.

Đối với người nhà sản phụ, cần theo dõi thường xuyên về biểu hiện thể trạng của bệnh nhân cũng như tốc độ và biểu hiện của máu chảy để có thông báo cho nhân viên chuyên môn để có xử trí kịp thời. Đồng thời, khuyến khích người nhà bệnh nhân tham gia hiến máu trước thời gian sinh nở để chủ động nhu cầu máu trong trường hợp xảy ra tai biến này.

Thiên Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động