Lời khuyên về chế độ ăn cho người suy thận mạn tính

Người suy thận mạn tính cần có chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Những điều cần biết trong quá trình điều trị suy thận

Suy thận mạn: Triệu chứng, chẩn đoán và giải pháp điều trị

Những điều cần biết khi đối mặt với suy thận độ 3

Nguyên nhân suy thận và cách phòng ngừa hiệu quả nhờ thảo dược

Cắt giảm lượng natri

Natri có trong nhiều loại thực phẩm và là thành phần chính của muối ăn. Khi chức năng thận suy giảm, nó không thể lọc hết lượng natri dư thừa và dẫn đến tích tụ trong cơ thể, khiến nồng độ chất này trong máu tăng lên và có thể gây ra một số vấn đề như: Sưng mắt cá chân, tăng huyết áp, khó thở, tràn dịch màng ngoài tim và phù phổi.

Các chuyên gia khuyến nghị, người bị suy thận không nên dùng quá 2gr natri mỗi ngày bằng cách: Hạn chế muối ăn và các gia vị có hàm lượng natri cao, tự nấu ăn, tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, đọc kỹ nhãn để chọn thực phẩm chứa ít natri, rửa qua thực phẩm đóng hộp (đậu, thịt, cá) trước khi dùng.

Hạn chế thực phẩm giàu phospho

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe người suy thận

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe người suy thận

Phospho là khoáng chất có trong nhiều thực phẩm, cùng với calci và vitamin D để giữ cho xương khỏe mạnh. Thận hoạt động tốt sẽ loại bỏ lượng phospho dư thừa trong cơ thể. Nhưng nếu bị suy thận, mức phospho trong cơ thể tăng cao, dẫn đến tình trạng giảm calci và cường cận giáp thứ phát. Để bù đắp sự thiếu hụt calci, cơ thể sẽ lấy đi lượng calci trong xương, điều này có thể khiến xương dần yếu đi và dễ gãy hơn.

Với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ có thể khuyên không nên nạp quá 1gr phospho/ngày.

Vì vậy, người bệnh nên: Đọc kỹ nhãn và chọn thực phẩm có lượng phospho thấp; Ăn nhiều trái cây tươi và rau; Hạn chế nước có gas và thực phẩm chế biến sẵn.

Giảm lượng kali hấp thụ

Nếu nồng độ kali trong máu tăng lên ở người suy thận có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho tim mạch, cơ bắp, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Bạn nên tránh ăn các loại trái cây, rau củ quả giàu kali như chuối, khoai tây, bơ, cam, bông cải xanh, cà rốt sống... Thay thế bằng các loại thực phẩm chứa lượng kali thấp như táo và nước ép táo, rau củ đã nấu chín.

Bổ sung lượng đạm thích hợp

 

Đạm có vai trò trong việc xây dựng cũng như tái tạo cơ thể, là thành phần chính của các men, dịch nội mô và sinh năng lượng. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm sẽ không đào thải được các sản phẩm do chuyển hóa đạm sinh ra như ure, acid uric. Do đó, người bệnh nên ăn giảm đạm.

Người bị suy thận nên ưu tiên các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn gốc động vật như: Thịt, cá, trứng, sữa... Đồng thời, hạn chế các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật (đậu, đỗ, vừng, lạc).

Nhu cầu nước cho người suy thận

Tùy vào từng giai đoạn bệnh, mức độ phù và lượng nước tiểu, người bị suy thận nên uống nước với mức độ hợp lý. Nhu cầu nước trung bình đối với người bệnh suy thận là bằng tổng lượng nước tiểu, lượng dịch trong cơ thể (do nôn, ói...) và khoảng 300 - 500ml.

Hạn chế các chất béo xấu

Thức ăn nhanh, đồ chiên xào hay nhiều dầu mỡ khiến thận phải làm việc quá tải, từ đó tình trạng bệnh sẽ tiến triển xấu hơn, dẫn đến tăng cân và nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, người bệnh nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp hoặc sử dụng các chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu ngô...

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh suy thận nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là dành dành kết hợp với các thảo dược khác như: Đan sâm, bạch phục linh, hoàng kỳ, râu mèo… Sản phẩm này giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng sản phẩm chứa dành dành hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận.

Nguyễn Thanh (Theo WebMD)

 

TPBVSK ÍCH THẬN VƯƠNG - Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém

Công dụng: Bổ thận, lợi tiểu. Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Thành phần: Cao dành dành, cao đan sâm, cao hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, cao linh chi đỏ, L-carnitine fumarate, coenzyme Q10.

Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu