Chọn bột protein tốt nhất cho sức khỏe: Thực phẩm hữu cơ và nhãn GMP
Cảnh báo: Không nạp đủ protein sẽ dẫn đến teo cơ
7 tác dụng phụ của việc bổ sung protein sai cách
7 loại thực phẩm giàu protein dành cho người không ăn thịt
8 uy lực của protein đối với cơ thể sống
Có đến 57% người tiêu dùng Mỹ độ tuổi 18 - 34 lựa chọn các sản phẩm bổ sung protein (đặc biệt là bột protein) và độ tuổi trên 65 cũng là đối tượng ưa chuộng dòng thực phẩm chức năng (TPCN) này. Điểm cộng của nó là giúp xương khớp chắc khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cho cơ bắp săn chắc, tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi chọn mua bột protein, nên xem xét kỹ ưu và nhược điểm của từng loại.
Whey là một loại protein dễ tiêu hóa và hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, whey và casein protein đều có nguồn gốc từ sữa nên những người bất dung nạp lactose sẽ khó tiêu hóa. Đậu nành là một chất gây dị ứng phổ biến và phần lớn là thực phẩm biến đổi gene tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. Đậu, gạo và cây gai dầu không phải là nguồn protein hoàn chỉnh vì thế không thể thay thế hoàn toàn protein trong các bữa ăn hàng ngày.
Bột protein được ví là “người bạn đồng hành” của vận động viên thể thao
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn được sản phẩm bột protein an toàn:
Có rất ít thành phần và phụ gia: Bột protein lý tưởng sẽ chỉ bao gồm 1 nguồn protein chính và không có thêm gì khác.
Không có đường và chất tạo ngọt nhân tạo: Các thành phần không lành mạnh như hương liệu nhân tạo, chất làm ngọt nhân tạo, các loại thảo mộc chưa được kiểm tra, kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe.
Hàm lượng kim loại nặng và các chất độc mức rất thấp: Các kim loại nặng như asen, chì, kẽm, thiếc... nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mạn tính hoặc cấp tính. Thực tế là, một lượng nhỏ các kim loại nặng là điều không thể tránh khỏi trong các loại thực phẩm. Nhưng tiêu thụ một sản phẩm có chứa các kim loại nặng hàng ngày (hoặc nhiều lần trong một ngày) có thể gây hại cho sức khỏe.
Có nguồn góc từ thực phẩm hữu cơ và không biến đổi gene.
Nhãn GMP: Nhãn xác định rằng các sản phẩm được sản xuất theo một cơ sở theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, đã được chứng nhận, kiểm nghiệm rõ ràng và các thành phần được công bố minh bạch.
Cảnh giác với những cám dỗ của “tăng năng lượng”: Nhiều loại bột được quảng cáo giúp tăng năng lượng một cách nhanh chóng. Nếu vậy, rất có thể chúng chứa caffeine (cà phê, ca cao, guarana...) - chỉ là “chất kích thích” chứ không thực sự cung cấp năng lượng lâu dài.
Những cách nhận biết bột protein an toàn trên đây chỉ là tương đối, người tiêu dùng hãy kết hợp với những kinh nghiệm cá nhân, hỏi ý kiến chuyên gia sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng trước khi lựa chọn bất cứ loại bột protein nào.
Có một vài khuyến cáo khi sử dụng bột protein cho trẻ em, tìm hiểu thêm trong bài: Trẻ loãng xương, hỏng thận khi tiêu thụ protein quá đà.
Bình luận của bạn