Chống ung thư bằng 7 loại gia vị, thảo mộc

Khám tầm soát ung thư cho 51.000 phụ nữ

Làn sóng hồng đẩy lùi bệnh ung thư vú

Đẻ quái thai vì tùy tiện dùng thuốc trị mụn?

Điều trị ung thư vào ban đêm hiệu quả hơn

Kỹ thuật mới rút ngắn thời gian điều trị ung thư vú

1. Tỏi

Tỏi chứa hàm lượng lưu huỳnh cao và là nguồn cung cấp acid amin, hydrat cacbon, flavonoit… có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu đã chứng minh, ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, thực quản, tụy, dạ dày và ung thư vú. Tỏi có thể chống lại ung thư bằng cách ức chế nhiễm khuẩn, ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư, giết chết tế bào ung thư, chỉnh sửa lại DNA. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hạ huyết áp. 


Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư

2. Gừng

Trong y học dân gian, gừng được sử dụng để điều trị các bệnh như cảm hay táo bón. Không những thế, gừng còn có tác dụng trong việc phòng ngừa ung thư. Dùng gừng và các sản phẩm từ gừng (dạng bột, thuốc, hay các loại thực phẩm chức năng) sẽ đem lại sự dễ chịu cho dạ dày bệnh nhân ung thư.

3. Nghệ

Hoạt chất curcumin có trong nghệ đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Các nhà khoa học đang xem xét vai trò của các sản phẩm chiết xuất từ nghệ trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư vú, da, đại tràng, tiền liệt tuyến…

4. Bạc hà cay

Bạc hà cay đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giải thoát khí, trị đau bụng, khó tiêu hay tiêu chảy. Bạc hà cay giúp bình ổn các cơ dạ dày, cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đến dạ dày nhanh hơn, chống lại sự kích thích ruột và ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, bạc hà cay còn có khả năng làm dịu cổ họng khi bị đau, làm giảm các vết loét miệng, giảm đau dạ dày trong các tiến trình điều trị ung thư.

5. Ớt

Chất capsaicin có trong ớt giúp làm giảm đau theo cơ chế giải phóng chất hóa học P. Lượng P giảm dần sẽ làm giảm đau. Tuy nhiên, bạn không nên bôi trực tiếp ớt vào vết thương, bởi nó có thể gây nóng rát nếu tiếp xúc trực tiếp với da. Vì vậy, nếu bạn bị đau và muốn tận dụng sức mạnh từ ớt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ về các loại thuốc kê đơn có chứa capsaicin. Thuốc chứa capsaicin khá hiệu quả trong việc điều trị thần kinh như bị sốc vì lo lắng hay đau đầu dữ dội.

6. Cây hương thảo

Là thảo mộc có xuất xứ từ Địa Trung Hải, lá cây dạng kim, cây hương thảo là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó, hương thảo còn có thể giúp giải độc, trị chứng khó tiêu, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. 


Cây hương thảo là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào

7. Hoa cúc

Các thành phần hoạt chất có trong tinh dầu hoa cúc là Bisabolol, có tác dụng chống viêm, chống kích ứng và diệt vi khuẩn.

Thực tế còn chứng minh, hoa cúc có khả năng bình ổn tâm trạng, giãn cơ, giảm chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, tăng cường miễn dịch và giúp chống lại cảm lạnh, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, dùng làm thuốc đắp vào các vết thương để mau lành, chống lại các loại tế bào ung thư…

Mặc dù hoa cúc có tác dụng thư giãn và không chứa caffeine, nhưng Học viện Quốc gia Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng trà hoa cúc, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Hoa cúc cũng có thể gây dị ứng, phát ban ở bệnh nhân hen và những người có làn da nhạy cảm. Những người bị rối loạn chảy máu cũng nên tránh xa hoa cúc, bởi nó có chứa chất coumarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

CTV4
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp