Liệu pháp điều trị đau cứng cổ tại nhà

Đau cứng cổ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây các trở ngại cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Đừng nhầm lẫn đau nửa đầu với viêm xoang

Hay bị đau đầu có nguy hiểm không?

Méo mặt vì đau cổ tay sau sinh

Làm thế nào phát hiện chính xác ung thư cổ tử cung?

1. Massage

Đau cứng cổ là tình trạng thường xảy ra do ngủ sai tư thế, ngồi ở phía trước màn hình máy tính trong một thời gian dài hoặc hoặc do mang vác vật nặng. Bên cạnh đó, đó cũng là biểu hiện do chấn thương vùng cổ hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, ung thư. Triệu chứng chính của tình trạng này là đau nhức và khó di chuyển cổ, nhất là khi người bệnh cố gắng để xoay đầu sang một bên. Đôi khi, đau cứng cổ có thể gây ra đau đầu, đau vai và đau cánh tay.

Massage nhẹ nhàng vùng cổ sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và tăng lưu thông máu đến khu vực này, từ đó làm giảm độ cứng ở cổ và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cách làm: Thoa dầu olive, dầu dừa hoặc dầu mù tạt vào vùng cổ đang bị đau cứng. Tiếp đến, xoa bóp nhẹ nhàng trong vài phút để dầu thấm vào da cổ. Thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu không thể chủ động massage do cổ quá đau, bạn có thể nhờ một người bạn hoặc một nhà trị liệu massage chuyên nghiệp thực hiện cho mình. Ngoài ra, hãy tắm nước nóng trước khi massage để cơ bắp được thư giãn giúp tăng hiệu quả trị liệu.

2. Bài tập cổ

Thực hiện một loạt các bài tập cổ sẽ làm giảm mức độ căng và chặt các cơ vùng cổ giúp bạn giảm đau ở khu vực này.

Cách làm: Ngồi thẳng lưng trong khi vẫn giữ cơ thể được thư giãn. Thực hiện và lặp lại động tác gật đầu về phía trước (về phía ngực của bạn) và ngửa ra phía sau (về phía bầu trời) trong một vài phút. Tiếp đến luân phiên nghiêng đầu xuống phía vai trái và phía vai phải của bạn. Nếu vẫn có thể chịu được, từ từ quay đầu lại nhìn sang bên trái, sau đó nhìn sang bên phải.

Lưu ý: Thực hiện các bài tập cổ từ từ và nhẹ nhàng, nếu đau quá nhiều cần dừng lại nghỉ ngơi sau đó mới tập tiếp.

3. Dùng miếng vải lạnh

Nhiệt độ lạnh giúp giảm đau tê cứng, hạn chế sự tích tụ acid lactic, nguyên nhân gây đau nhức.

Cách làm: Cho một số viên đá vào một chiếc khăn mỏng và quấn lại. Ấn chiếc khăn chứa đá vào khu vực cổ bị đau cứng trong vòng từ 10 - 15 phút, lặp lại sau mỗi 2 giờ trong 48 giờ đầu tiên có hiện tượng bị đau cứng.

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da. Bạn cũng có thể sử dụng một túi đậu Hà Lan đông lạnh thay cho đá cũng có tác dụng tương tự.

4. Liệu pháp nhiệt

Bạn có thể thử liệu pháp nhiệt nếu sau 48 giờ sử dụng khăn lạnh mà tình trạng đau cứng vẫn không thuyên giảm. Liệu pháp nhiệt sẽ làm tăng lưu lượng máu, từ đó làm giảm độ đau cứng ở cổ.

Cách làm: Gắp một miếng gạc nóng trên vùng cổ ít nhất 10 phút. Lặp lại 3 hoặc 4 lần/ngày cho đến khi cảm thấy đỡ hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách này bằng các vật dụng như đệm nóng, chai nước nóng hoặc một chiếc khăn nóng.

Lưu ý: Song song đó, tắm nước nóng 5 phút mỗi ngày dưới vòi sen để gia tăng hiệu quả trị liệu.

Đắp khăn nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu, từ đó làm giảm độ đau cứng ở cổ

5. Muối Epsom Salt

Muối Epsom Salt, được tạo thành từ các hợp chất hóa học magnesium sulfate, có thể giúp giảm bớt đau cứng cổ nhờ khả năng điều chỉnh hoạt động và cải thiện lưu thông của các enzym khác nhau trong cơ thể.

Cách làm: Hòa 2 chén muối Epsom Salt trong một bồn tắm đầy nước ấm. Ngâm mình trong bồn nước này (khu vực vùng cổ cũng phải ngập trong nước) từ 15 - 20 phút với tần suất 3 lần một tuần.

Lưu ý: Không sử dụng phương pháp này nếu bạn có vấn đề về thận hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường.

6. Tinh dầu bạc hà

Bạc hà đã được minh chứng giúp làm dịu tình trạng cứng cơ bắp ở cổ. Hơn nữa, hương bạc hà cũng có tác dụng làm cho tinh thần của bạn cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn.

Cách làm: Làm nóng 2 muỗng cà phê dầu olive trong vài giây bằng lo vi sóng, sau đó thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà. Massage trực tiếp nhẹ nhàng vùng cổ bằng hỗn hợp dầu nóng trên mỗi ngày hai lần sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể cho 2 giọt tinh dầu bạc hà vào một bát lớn nước lạnh. Ngâm một chiếc khăn trong nước rồi đặt nó vào vùng cổ bị đau trong vòng 10 - 15 phút cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Lưu ý: Tinh dầu bạc hà là không thích hợp cho trẻ em hoặc những người có làn da nhạy cảm.

7. Rượu giấm táo

Rượu giấm táo có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm cực mạnh. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn chặn, phòng ngừa sự căng cơ và đau cứng liên quan đến nguyên nhân thiếu dinh dưỡng.

Rượu giấm táo hỗ trợ rất tốt tình trạng đau cứng cổ

Cách làm: Ngâm một chiếc khăn ăn giấy thô (không lọc giấm táo), đặt nó một vài giờ trên các khu vực bị đau với tần suất 2 lần/ngày cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Một lựa chọn khác là thêm 2 chén giấm táo vào bồn nước ấm, ngâm trong đó ít nhất 15 phút mỗi ngày cho đến khi hiện tượng đau cứng ở cổ hoàn toàn tan biến.

8. Ớt bột Cayenne

Ớt bột Cayenne chứa chất capsaicin có tác dụng giảm đau chống viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị tình trạng đau cứng cổ.

Cách làm: Trộn một muỗng cà phê bột ớt Cayenne với 2 muỗng canh dầu olive ấm. Mỗi ngày thoa hỗn hợp này lên vùng da, che lại bằng băng và để yên trong một vài giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ớt bột Cayenne trong các món ăn để gia tăng tốc độ phục hồi.

9. Nghệ

Trong củ nghệ có chất chống viêm, giúp giảm bớt sự khó chịu ở vùng cổ đang bị đau cứng. Ngoài ra, củ nghệ cũng được minh chứng trong việc cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Cách làm: Hòa một muỗng cà phê bột nghệ trong một ly sữa và hâm nóng nó trong vòng 5 phút. Tiếp đến thêm một chút mật ong sau khi ly sữa đã nguội và dùng 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Lưu ý: Kết hợp dùng củ nghệ trong nấu hàng ngày để gia tăng hiệu quả điều trị. Chữa đau cứng cổ bằng củ nghệ có thể không phù hợp cho những người bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật. 

10. Bấm huyệt

Bấm huyệt “Luo Zhen” là phương pháp điều trị truyền thống của Trung Quốc rất hiệu quả tình trạng đau cứng cổ, nhất là nguyên nhân gây đau do ngồi ở tư thế không đúng trong một thời gian dài.

Cách làm: Huyệt “Luo Zhen” nằm ở giữa giữa hai đốt xương ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay. Nếu tình trạng cứng cổ của bạn ở phía bên phải, hãy xoa bóp huyệt “Lou Zhen” ở bên bàn tay trái của bạn. Ngược lại, nếu tình trạng đau tức ở phía bên trái, hãy xoa bóp huyệt “Lou Zhen” ở bên bàn tay phải.

Massage điểm này bằng cách ấn và day huyệt bằng ngón tay của bạn, song song đó, kết hợp với phương pháp tập thể dục cổ.

Một vài mẹo hỗ trợ giảm nhanh tình trạng đau cứng cổ:

- Kỹ thuật cạo da bằng muỗng: Nhờ người thân bôi trơn khu vực đau với một ít dầu massage, sau đó nhẹ nhàng cạo da với các cạnh của một chiếc muỗng bắt đầu từ trên cổ xuống dần tới vai.

- Ngủ đủ giấc (7 - 8 giờ mỗi ngày)

- Thử ngủ mà không có một cái gối trong vài đêm.

- Chắc chắn rằng nệm của bạn đủ êm và vững chắc để cột sống và cổ của bạn được “thoải mái” khi ngủ.

- Tránh lái xe và vận động mạnh các cơ ở cổ (như lập tức xoay cổ vì sẽ làm tăng đau đớn và trì hoãn quá trình chữa bệnh).

- GIữ đúng tư thế kể cả khi ngồi hoặc đứng.

- Thừa cân có thể gây áp lực cho tất cả các cơ bắp của cơ thể, vì vậy ổn định trọng lượng cơ thể cũng là cách để phòng ngừa đau cứng cổ.

- Nghỉ giải lao thường xuyên tại nơi làm việc.

- Tránh nghe điện thoại bằng cách kẹp nó ở giữa cổ và vai.

- Trong thời gian này cần kiêng làm những việc nặng nhọc vì nó có thể làm gia tăng sự sự đau đớn.

- Nếu tình trạng của bạn không được cải thiện trong vòng một tuần hoặc có hiện tượng sốt cao cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.

M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp