“Chuyện ấy” và bệnh tim mạch

Mắc bệnh tim có nên “yêu”?

Nhiều người lo ngại về nguy cơ nhồi máu cơ tim khi “yêu”, và vì thế họ “treo biển cấm với sex” mặc dù trong lòng “không đành”. Tuy nhiên, suy nghĩ đó quá tiêu cực vì trên thực tế, tỉ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim trong khi làm chuyện “ấy”.


Người tim mạch không ở mức báo động đỏ không những không nên kiêng chuyện “vợ chồng” mà thậm chí còn nên duy trì nó đều đặn để tận thu những lợi ích tuyệt vời của nó. Ngược lại kết quả từ một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Chicago, Mỹ cho thấy những người cô độc thậm chí còn có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim. Thêm vào đó, một nghiên cứu khác do các chuyên gia người Mỹ thực hiện đã cho thấy việc “yêu” đều đặn 2 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn giảm được 50% nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 1000 nam giới và nữ giới, những người này được theo dõi thói quen “yêu". Kết quả nhận thấy những người có thói quen “yêu” đều đặn khoảng 2 lần/tuần sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo với người suy tim độ I-II làm chuyện “ấy” chừng mực sẽ có lợi, người suy tim độ III cần hạn chế hơn, người suy tim độ IV nên kiêng hẳn.


Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trước khi “yêu”?

- Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi “yêu”

- Không nên ăn no trước khi “hành sự”. Khoảng thời gian từ bữa ăn đến khi “yêu” nên cách nhau ít nhất 2 – 3 tiếng để tạo điều kiện cho bộ máy tiêu hóa hoạt động

- Không nên lạm dụng đồ ăn cay nóng

- Không “yêu” khi không cảm thấy khỏe và không thực sự sẵn sàng

- Đảm bảo nhiệt độ trong phòng “ân ái” không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ.

- Luôn mang thuốc trợ tim do bác sĩ chỉ định bên cạnh để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

- Hãy chia sẻ với bạn tình những khó khăn, rắc rối của bạn trong “chuyện ấy” để nhận được sự thông cảm và giúp đỡ.


Cần tránh mắc lỗi gì khi “yêu”?

Quá nóng vội, hấp tấp khi nhập cuộc: sẽ gây nên những hệ lụy nguy hại đến tim mạch. Cũng nên loại trừ tâm lý lo lắng, bồn chồn, hồi hộp trước khi “ân ái” vì điều này rất bất lợi cho sức khỏe nói chung.

Bỏ qua màn dạo đầu: Với người bình thường màn dạo đầu rất quan trọng, đó là quãng thời gian tuyệt vời cần thiết để kích thích cho “cô nhỏ” nhận được những cảm xúc thăng hoa. “cô bé” bật “khóc” sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho “cậu bé” thâm nhập vào bên trọng cô bé. Với người mắc bệnh tim mạch cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, ngoài ra màn dạo đầu kỹ càng sẽ càng có lợi cho bệnh nhân tim mạch, giúp bạn chuẩn bị tinh thần, tư thế sẵn sàng giúp bạn tránh được những nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.

Tránh những tư thế phức tạp: những người mắc bệnh tim mạch chỉ nên lựa chọn những tư thế “gần gũi” dễ thực hiện thay vì những tư thế khó khăn gây mất sức. Ngoài ra cần tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim.

“Yêu” mà không có thuốc trợ tim: Bạn có thể bất ngờ bị những cơn đau tim gõ cửa khi đang “mặn nồng” vì thế không có thuốc trợ tim bên cạnh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Quá “sung” mãn: Khi không biết tiết chế cử chỉ, hành động trong quá trình “sinh hoạt” sẽ rất nguy hiểm với bệnh nhân mắc tim mạch vì là cơ hội để những cơn đau tim “viếng thăm”.

Xử lý thế nào với những bất thường khi “quan hệ”?

Khi có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, trống ngực, thở gấp…thì cần nhanh chóng ngưng ngay việc “gần gũi”. Nếu tiếp tục “yêu đương” trong trường hợp này có thể khiến bạn gặp phải những rắc rối, là “kẻ tiếp tay” cho cơn đột quỵ hoặc cơn trụy tim.

Tiếp đó nên dùng thuốc hỗ trợ tim mạch mà bạn đã chuẩn bị trước khi bước vào cõi “hoan lạc”. Nếu nguy hiểm hơn nữa bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để nhận được tư vấn hoặc được cấp cứu kịp thời.



Sau phẫu thuật tim mạch có nên “yêu”?

Vẫn có thể “yêu” nếu bạn thực sự có nhu cầu. Thường thì sau một vài tuần người bệnh mổ tim sẽ có thể bình phục sức khỏe và cũng có thể bắt đầu “ân ái” lại. Các bác sĩ khuyên bạn nên “nhịn sex” sau khoảng từ 4 – 6 tuần kể từ thời điểm phẫu thuật tim mạch. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ về những lời khuyên, những nguy cơ mà bạn có thể gặp phải.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin và chưa thực sự sẵn sàng cho “chuyện ấy” thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những bài tập để tăng cường thể lực, hãy bắt đầu những bài tập thể lực đơn giản nhẹ nhàng như xe đạp, đi bộ.


Thuốc tim mạch
ảnh hưởng gì đến
chuyện “ấy”?

Minh chứng cho thấy một số loại thuốc tim mạch gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của “chuyện gối chăn”. Nếu bạn là một trong số những “nạn nhân” của tác dụng phụ đó thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc sử dụng.


Rắc rối của người mắc bệnh tim trong “chuyện ấy” là gì?

Kết quả từ một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến khoảng 50 – 75% bệnh nhân mắc bệnh tim mạch gặp phải những rắc rối liên quan đến “chuyện ấy”, ví như là chứng khó cương cứng, giảm ham muốn trong “chuyện ấy” hoặc khó lên “đỉnh”.

Tuy nhiên, tất cả những rắc rối gây cản trở “chuyện ấy” đều có thể khắc phục được bằng sự nỗ lực của bạn thân người bệnh và sự trợ giúp của bạn tình.

Lưu ý: Bệnh nhân mắc tim mạch cần đặc biệt thận trọng với viagra, vì tuy là “thần dược’ giúp các đấng mày râu thực hiện tốt “bản lĩnh" đàn ông nhưng nó cũng có thể trở thành kẻ “tội đồ" nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của bạn. Vậy nên không tự ý mua và sử dụng loại thuốc kích dục này.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn