Chuyên gia chỉ cách kiểm soát hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi là nỗi lo lắng và ngại ngùng của nhiều người

Làm sao để đẩy lùi hơi thở có mùi sau khi thức giấc?

Cách cải thiện hơi thở có mùi thế nào?

7 mẹo đơn giản giúp loại bỏ tình trạng hôi miệng

Tự làm nước súc miệng giảm mảng bám, cải thiện hơi thở có mùi hôi

Làm thế nào để kiểm soát hơi thở có mùi?

Hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng lớn tới tâm lý, công việc của người mắc. Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

1. Cân nhắc lựa chọn thực phẩm

Theo TS. Landon Duyka, bác sỹ Tai - Mũi - Họng tại Northwestern Medicine (Mỹ), mọi người thường biết đến hành và tỏi là “thủ phạm” gây hôi miệng phổ biến do mùi hương nồng của chúng. Thế nhưng, một số loại thực phẩm khác bạn ăn cũng có thể dẫn đến hơi thở có mùi. Ví dụ như: Rượu, cà phê, cà chua, trái cây họ cam quýt và hành tây, có thể kích thích hơi thở có mùi vì chúng khiến bạn ợ hơi, trào ngược dạ dày. Do đó, nên cân nhắc trước khi thêm các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày.

2. Loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi miệng

Vi khuẩn trong miệng là một nguyên nhân phổ biến khác khiến hơi thở có mùi. TS. Mark Wolff, một nha sỹ ở New York nói: “Những vi khuẩn này tiết ra các hợp chất được gọi là lưu huỳnh dễ bay hơi, có mùi như trứng thối, mùi hôi của ngón chân. Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như các mảnh thức ăn mắc kẹt trong và xung quanh răng”.

Sự tấn công của vi khuẩn có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu

Sự tấn công của vi khuẩn có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu

Vi khuẩn cũng có thể phát triển mạnh nếu bạn bị khô miệng - một tình trạng do mất nước, các bệnh như: Hội chứng Sjogren, bệnh đái tháo đường và do tác dụng phụ của thuốc. Nước bọt giúp tiêu diệt vi khuẩn cũng như phá vỡ các mảnh thức ăn. Khi không đủ nước bọt, vi khuẩn có thể phát triển mạnh và gây hôi miệng. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng tiết nước bọt, từ đó ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.

Ngoài ra, bệnh nướu răng cũng là một “thủ phạm” hơi thở có mùi. Nếu nướu của bạn thường xuyên bị chảy máu, bị sưng xung quanh nướu hoặc cảm thấy răng lung lay, bạn nên đến gặp nha sỹ để xác định xem bạn có bị bệnh nướu hay không, từ có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Đừng quên lưỡi, amidan và những phần còn lại của cơ thể

Vi khuẩn gây mùi không chỉ phát triển xung quanh răng và nướu, chúng còn có thể phát triển trên lưỡi. Nếu lưỡi có màu trắng hoặc hơi vàng, nó có khả năng chứa vi khuẩn gây mùi hôi. Bạn nên chải lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ chúng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chải lưỡi cộng với chải răng thường xuyên giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hơn là chỉ đánh răng đơn thuần.

Viêm amidan cũng là một nguyên nhân ít được biết đến của hơi thở có mùi. Amidan có các kẽ hở chứa vi khuẩn. Đôi khi, vi khuẩn có thể trộn lẫn với mảnh vụn thức ăn và cứng lại và trở thành thứ được gọi là sỏi amidan, trông giống như những nốt mụn nhỏ màu trắng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hơi thở có mùi có thể do các loại bệnh hoặc nhiễm trùng khác như: Viêm amidan, nhiễm trùng xoang hoặc phổi, xơ gan, bệnh thận, viêm họng hoặc thậm chí ung thư miệng hoặc cổ. Nếu tình trạng hôi miệng của bạn không được cải thiện với các biện pháp khác, hãy cân nhắc đến gặp bác sỹ để thăm khám.

Cải thiện hơi thở có mùi hôi nhờ dùng dịch nha từ thảo dược

Bên cạnh các biện pháp trên, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn dung dịch súc miệng chứa sáp ong trong cồn (thành phần chính) kết hợp nhiều thảo dược khác như: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay để cải thiện hơi thở có mùi hôi hiệu quả.

Các thành phần của sản phẩm đều được ứng dụng trong dân gian từ hàng ngàn năm trước, đồng thời đã được chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu, tiêu biểu là đề tài thực hiện ở Đức năm 2009 cho thấy, sáp ong có khả năng hỗ trợ chống viêm, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tiêu diệt vi nấm, đồng thời hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho toàn cơ thể nói chung và tế bào răng lợi nói riêng, hạn chế viêm sưng và hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, sáp ong còn cung  cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho nướu lợi, hỗ trợ giúp chúng chắc khỏe từ gốc.

Do đó, sử dụng dung dịch chứa thành phần chính sáp ong trong cồn chính là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi cũng như các bệnh răng lợi khác được cải thiện nhanh chóng mà không còn lo bị tái phát.

Lê Tuyết

 

Dung dịch nha Nutridentiz – Lợi chắc răng bền, thổi bay hôi miệng

Dung dịch nha Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không giúp: Làm sạch, làm thơm, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng... cho hơi thở thơm mát hơn. Góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, viêm niêm mạc miệng…

Dùng súc miệng hàng ngày giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát, không còn hôi miệng, giúp bạn thoải mái, tự tin khi giao tiếp. Dùng cho những người mắc các vấn đề răng miệng như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, có mảng bám trên răng...; Người có thói quen hút thuốc lá, ăn thực phẩm gây mùi khó chịu. Dùng súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần để hàng ngày giúp lợi răng chắc khỏe, nên ngậm tối thiểu 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.

XNQC: 22/2020/XNQCMP-YTHN

Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt